Hiển thị các bài đăng có nhãn học tiếng Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn học tiếng Anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Vì sao mọi người rất ngại học ngữ pháp tiếng Anh

Ngữ pháp tiếng Anh? Bạn nghĩ bạn học ngữ pháp tiếng Anh trong bao lâu thì hết, câu trả lời là không bao giờ, bởi nó là một kho tàng vô vùng rộng lớn, bạn học cái này sẽ bị quên cái kia, và vì thế bạn sẽ chẳng bao giờ học hết được. Trong bài viết này, bạn sẽ được học cách để cảm thấy yêu thích việc học ngữ pháp hơn. 

Nếu có thể, định nghĩa ngữ pháp có thể là: hệ thống của một ngôn ngữ, có đôi khi người ta mô tả ngữ pháp như là một “quy tắc” của một ngôn ngữ nào đó (rules). Điều này không hoàn toàn đúng, vì bản chất của ngôn ngữ là không có quy tắc, người ta có thể nói theo bất cứ cách nào, miễn là đối phương hiểu được .

Tại sao lại như vậy? Bởi bản thân từ “Quy tắc” là thứ phải do một ai đó đặt ra trước, và sau đó phổ biến và sử dụng nó, giống như một trò chơi hay một cuộc thi nào đó. Nhưng ngôn ngữ không như vậy. Ngôn ngữ bắt đầu bằng việc con người phát âm để người khác nghe thấy, sau đó gắn kết âm thanh lại thành từ, cụm từ và câu.

Vì sao mọi người rất ngại học ngữ pháp tiếng Anh


Nói cách khác, ngôn ngữ được bắt đầu từ khi chưa có bất kỳ quy tắc nào cả. Nó không cố định và luôn biến đổi theo thời gian. Cái mà chúng ta gọi là ngữ pháp, thực chất chỉ là sự phản ánh của một ngôn ngữ nào đó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó mà thôi.

Hãy coi ngữ pháp là một người bạn đồng hành trong quá trình học tiếng Anh, bạn sẽ thấy việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

Vậy chúng ta có cần học ngữ pháp để giao tiếp được Tiếng Anh hay không?

Câu trả lời là không!

Nhiều người Việt Nam sang nước ngoài, sống và lao động, họ có thể sử dụng tiếng Anh trong một thời gian dài mà chẳng cần phải biết đến ngữ pháp tiếng Anh là gì? Trẻ em cũng vậy. Chúng có thể nói mà chẳng cần phải học ngữ pháp nào cả. 

Nhưng nếu bạn thực sự muốn học một ngôn ngữ nào đó theo bài bản, có trước có sau thì bạn chắc chắn phải học ngữ pháp, nó sẽ giúp bạn học Tiếng Anh nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều”.

Chúng ta phải coi ngữ pháp như là một thứ hữu ích có thể giúp chúng ta học tiếng Anh hiệu quả, coi nó là một người bạn đồng hành đắc lực. Một khi bạn nắm bắt được ngữ pháp (hay hiểu được hệ thống của ngôn ngữ), bạn sẽ dễ dàng tự học được thêm rất nhiều điều mà không cần phải đến bất kỳ trung tâm Anh ngữ hay trường lớp nào cả.

Vì vậy, hãy suy nghĩ một cách tích cực về khái niệm ngữ pháp. Hãy coi nó như là một tấm bản đồ chỉ đường, một thứ mà bạn có thể sử dụng nó theo ý của chính mình.

Vì sao mọi người rất ngại học ngữ pháp tiếng Anh (1)


Để học ngữ pháp có hiệu quả

Nhiều người cho rằng học ngữ pháp rất khô khan với toàn những quy luật khó nhớ và dễ quên. Xin mách bạn một số cách học ngữ pháp của tiếng Anh như sau:

- Học các quy luật.

Ví dụ: Cách thành lập và cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành (present perfect).

- Thực hành ngay các cách áp dụng này vào tình huống thực tế.

Ví dụ: Tập viết một mẫu đối thoại ngắn, chỉ khoảng 4-5 câu, sử dụng thì hiện tại hoàn thành. Sau đó tìm thêm tình huống vui vui để thực hành cho tới khi nhuần nhuyễn.

- Đừng quên ngữ pháp tiếng Anh có khá nhiều ngoại lệ. Khi gặp các ngoại lệ này, bạn cần ghi chú kỹ, đối chiếu với quy luật để có thể nhớ được.

Ví dụ: Quy luật không sử dụng mạo từ (article) “The” trước tên một quốc gia, nhưng phải nói The United States, the United Kingdom để chỉ Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh.

- Thực hành thường xuyên. Chỉ cần bỏ một thời gian ngắn là bạn có thể quên ngay các quy luật hoặc cách sử dụng đã học.

Ví dụ: Như thì quá khứ của các động từ bất quy tắc. Bạn có thể đưa ra chỉ tiêu cho mình là mỗi ngày đặt câu ngắn với 5 động từ bất quy tắc.

Chung quanh bạn còn có rất nhiều tình huống thực để áp dụng hữu hiệu các quy luật ngữ pháp tiếng Anh. Thế thì bạn còn chờ gì nữa?!

Cách ghi nhớ vị trí của tính từ trong tiếng anh

Vị trí của tính từ trong tiếng Anh, có rất nhiều quy tắc và cách ghi nhớ khác nhau, Bài nãy hướng dẫn các bạn hệ thống lại các quy tác để nhớ và sử dụng tính từ một cách dễ dàng.

Nếu có các tính từ liền nhau trong câu thì sẽ có những nguyên tắc khiến cho người học cảm thấy khó khăn khi nhớ. Chuyên mục Ngữ pháp tiếng Anh - sẽ giúp bạn hệ thống kiến thức để ghi nhớ chúng một cách dễ dàng. Chúng ta nói a fat old lady, nhưng lại không thể nói an old fat lady, a small shiny black leather handbag chứ không nói là a leather black shiny small handbag. Những tính từ ấy tại sao lại được sắp xếp như vậy? Cùng học trong bài này nhé! 


1. Tính từ về màu sắc (color), nguồn gốc (origin), chất liệu (material) và mục đích (purpose) thường theo thứ tự sau:

Cách ghi nhớ vị trí của tính từ trong tiếng anh


2. Các tính từ khác ví dụ như tính từ chỉ kích cỡ (size), chiều dài (length) và chiều cao (height) …thường đặt trước các tính từ chỉ màu sắc, nguồn gốc, chất liệu và mục đích. 

Ví dụ:

a round glass table (NOT a glass round table) (Một chiếc bàn tròn bằng kính).
a big modern brick house (NOT a modern, big brick house) (Một ngôi nhà lớn hiện đại được xây bằng gạch)

3. Những tính từ diễn tả sự phê phán (judgements) hay thái độ (attitudes) ví dụ như: lovely, perfect, wonderful, silly…đặt trước các tính từ khác. 

Ví dụ:
a lovely small black cat. (Một chú mèo đen, nhỏ, đáng yêu).

beautiful big black eyes. (Một đôi mắt to, đen, đẹp tuyệt vời)

Nhưng để thuộc các qui tắc trên thì thật không dễ dàng, chúng tôi xin chia sẻ một bí quyết hữu ích (helpful tips) giúp các bạn có thể ghi nhớ tất cả những quy tắc phức tạp đó. Thay vì nhớ các quy tắc khác nhau kia bạn hãy nhớ một cụm từ viết tắt thôi nhé! : “OpSACOMP”, trong đó:

Opinion - tính từ chỉ quan điểm, sự đánh giá. Ví dụ: beautiful, wonderful, terrible…
Size - tính từ chỉ kích cỡ. Ví dụ: big, small, long, short, tall…
Age - tính từ chỉ độ tuổi. Ví dụ : old, young, old, new…
Color - tính từ chỉ màu sắc. Ví dụ: orange, yellow, light blue, dark brown ….
Origin – tính từ chỉ nguồn gốc, xuất xứ. Ví dụ: Japanese,American, British,Vietnamese…
Material – tính từ chỉ chất liệu . Ví dụ: stone, plastic, leather, steel, silk…
Purpose – tính từ chỉ mục đích, tác dụng.


Cách ghi nhớ vị trí của tính từ trong tiếng anh (1)


Ví dụ khi sắp xếp cụm danh từ a /leather/ handbag/ black Ta thấy xuất hiện các tính từ:

leather chỉ chất liệu làm bằng da (Material)
black chỉ màu sắc (Color)

Vậy theo trật tự OpSACOMP cụm danh từ trên sẽ theo vị trí đúng là: a black leather handbag. Một ví dụ khác: Japanese/ a/ car/ new/ red / big/ luxurious/ Bạn sẽ sắp xếp trật tự các tính từ này như thế nào?

tính từ đỏ (red) chỉ màu sắc (Color)
tính từ mới (new) chỉ độ tuổi (Age)
tính từ sang trọng (luxurious) chỉ quan điểm, đánh giá (Opinion)
tính từ Nhật Bản (Japanese) chỉ nguồn gốc, xuất xứ (Origin).
tính từ to (big) chỉ kích cỡ (Size) của xe ô tô.

Sau khi các bạn xác định chức năng của các tính từ theo cách viết OpSACOMP, bạn sẽ dễ dàng xác định lại trật tự của câu này như sau: a luxurious big new red Japanese car. Hy vọng helpful tips trên sẽ thật sự hữu ích với các bạn trong việc ghi nhớ trật tự các tính từ. Giờ thì hãy cùng Global Education thực hành một bài tập nhỏ dưới đây, và đừng quên công thức đồng hành “OpSACOMP” của chúng ta các bạn nhé!

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh - P2

Xem phần 1 để biết những lí do khác khiến bạn học tiếng Anh chưa giỏi!

4. Nối mạng để học tiếng Anh?

Nếu bạn muốn nối mạng để học tiếng Anh, đó là một ý tưởng không tồi bởi, ngày nay, tất cả những gì bạn cần đều có trên mạng, bạn chỉ cần gõ và click tìm kiếm, tất cả những gì bạn cần đều hiện ra trước mắt. Bạn có thể học tiếng Anh qua mạng mà chẳng cần đến lớp. Rất nhiều website học tiếng Anh online với nhiều kiến thức hữu ích sẽ giúp bạn học tốt tiếng Anh từ: ngữ pháp, từ vựng, phát âm và thậm chí cả tiếng Anh giao tiếp….


6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh - P2


5. Học từ vựng một cách máy móc và không hệ thống


Học tiếng Anh không chỉ đơn giản là học ngữ pháp, bạn cần học cả từ vựng, cách phát âm…. Bạn hãy học cả câu để có thể nhớ từ đó được lâu hơn và nhớ cả cách sử dụng chúng như thế nào. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để diễn đạt ý kiến của mình. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mình có, có thể rất ít nhưng lại đủ ý để diễn đạt, trong khi đó, nhiều người biết rất nhiều từ mới những lại không biết áp dụng để thành lập câu. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
Chủ đề: Friend, work, love, family…
Động từ và danh từ đi liền kề: earn money, do homework vv…
Động từ kép: to grow up, to turn on, to take care vv...
Ngữ cố định: according to me, in my point of view, by the way…
Thành ngữ: as cool as cucumber, go cold turkey, pull up your socks vv…
Ngữ có giới từ: in summer, at mealtime, in January, in 2009 …

6. Chào thua “sự kiên trì”


6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh - P2 (1)


Một trong những điều kiện cần đó là bạn cần phải kiên trì học, với bất cứ môn học nào cũng vậy. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản khi học mãi mà không hiểu, và chính điều này sẽ khiến bạn đầu hàng ngay lập tức với những khó khăn trong việc học. Bạn nên nhớ sự thành công thường đạt được nhờ vào sự kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc khi gặp bất cứ khó khăn nào. Khi bạn tự tin nói tiếng Anh tức là bạn đã vượt qua khó khăn và chán nản ban đầu và bạn sẽ thấyv thích thú khi học ngoại ngữ cho mà xem.
Khắc phục và tự hoàn thiện những yếu điểm này, cũng như áp dụng phương pháp học đúng và phù hợp bạn sẽ thấy để “giỏi tiếng Anh” cũng không đến nỗi quá khó khăn. Chúc các bạn luôn tự tin và sớm thành công!



6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh - P1

Bạn cày tiếng Anh cả ngày lẫn đêm với những chồng sách cao, đăng kí thật nhiều lớp học tại các trung tâm Anh ngữ…. Nhưng kết quả bạn thấy vẫn chẳng được bao nhiêu nên bạn nản chí. Vậy, lí do vì đâu mà bạn học tiếng Anh vẫn chưa giỏi?

1 . Bạn rất sợ khi phải nói tiếng Anh?

Bạn có sợ nói tiếng Anh không? Đó là nhược điểm mà hầu hết người nói tiếng Anh đều sợ, nhưng nếu đã sợ nói tiếng Anh thì bạn học tiếng Anh để làm gì vậy? Mắc lỗi có thể giúp bạn học được rất nhiều. Khi giao tiếp với người nước ngoài chắc chắn thì dù là người nói tiếng Anh rất khá vẫn có thể mắc những lỗi nhỏ, đó là điều rất bình thường, bạn chỉ cần diễn đạt sao cho người ta hiểu ý của bạn thôi. Điều quan trọng là bạn hãy “speak without fear” và biết cách “learn from mistakes” sau mỗi lần mắc lỗi. Bạn sẽ thấy không sợ phải nói tiếng Anh nữa.

6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh - P1


2. Chưa biết cách tạo ra cho mình một môi trường học tiếng Anh

Kinh nghiệm sương máu của những người giỏi tiếng Anh đó là biết cách tạo cho mình một môi trường học tiếng Anh thuận tiện. Môi trường mà bạn có thể nghe, đọc tiếng Anh ở bất cứ đâu. Ví dụ bạn có thể học từ vựng bằng cách ghi từ ra các mẩu giấy và dán ở những nơi mà bạn hay nhìn thấy nhất. Khi đã học thuộc và nhớ kĩ cách dùng những từ ấy rồi bạn có thể thay bằng các từ mới khác để học tiếp. Khi đi ra ngoài bạn hãy chịu khó để ý tới những biển báo, tên công ty, biển quảng cáo…có ghi chú bằng tiếng Anh và suy nghĩ tại sao các cụm từ lại được viết như vậy?
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh để cùng những thành viên khác nói tiếng Anh...Bằng các cách này, ngày nào bạn cũng sẽ học được một vốn từ và cấu trúc kha khá mà không cảm thấy quá vất vả như ngồi ghi ghi chép chép và nhồi vào đầu cả một lượng từ vựng lớn.

3. Chưa xác định cách học phù hợp


Bạn đã xác định đúng mục tiêu học tiếng Anh của mình chưa? Tại sao có những bạn học rất chăm chỉ mà vốn tiếng Anh chẳng khá hơn là bao. Bởi, học tiếng Anh là một quá trình lâu dài và bạn phải học thật chăm chỉ mới mong có thể nói tiếng Anh giao tiếp một cách thành thạo và tuy nhiên, cách học phù hợp cũng là điều mà bạn cần để phát triển tốt khả năng ngôn ngữ.


6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh - P1 (1)


Ví dụ: Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy chuyển sang nghe những bài hát tiếng Anh, xem phim không có phụ đề tiếng Anh, nghe và đoán xem người ta đang nói gì, xem các bản tin tiếng Anh, hay các tạp chí bằng tiếng Anh cũng là cái mà bạn nên thử... Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp, văn phạm, các thành ngữ, cụm từ trong tiếng Anh rồi sau đó và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh….Còn rất nhiều cách học khác mà bạn có thể áp dụng sao cho phù hợp với bản thân và đem lại hiệu quả nhất cho bạn.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Prefixes and Suffixes - Tiền tố và hậu tố trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh có những từ gọi là căn ngữ (root), căn ngữ trong tiếng Anh có thể được ghép thêm vào một cụm từ ở từ đó trước gọi là tiếp đầu ngữ (prefix) hay tiền tố. Tùy thuộc vào nghĩa của từ mà nó được thêm nào mà dịch nghĩa của từ sau khi đã thêm tiền tố. Tương tự như vậy ta có từ được ghép vào cuối của một từ gọi là tiếp vị ngữ hay hậu tố.

Ví dụ:

Căn ngữ happy nghĩa là hạnh phúc.

Tiền tố un- có nghĩa là không.

Hậu tố -ness có nghĩa là sự việc,…

Từ đó ta có 2 từ sau:

unhappy :bất hạnh

happiness :niềm hạnh phúc

Và có cả những từ vừa có thêm tiền tố và hậu tố.
 
Ví dụ:

unhappiness :sự bất hạnh.

Tất cả các từ bắt nguồn từ một căn ngữ được gọi những từ cùng gia đình (familiar).

Như vậy nếu biết được một số tiền tố và hậu tố,  khi gặp bất kỳ một từ nào mà ta đã biết căn ngữ của nó ta cũng có thể đoán được nghĩa của từ mới này. Đây cũng là một cách hiệu quả để ta có thể học được nhiều từ mới hơn. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, điều này chỉ có thể được áp dụng 1 chiều là dịch Anh - Việt và không được áp dụng ngược lại.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự tiện ghép các tiền tố hay hậu tố vào bất cứ từ căn ngữ nào.

Prefixes

Các tiền tố dis-, in-, un- đều có nghĩa là không. Nhưng với un- nghĩa không mạnh hơn các tiền tố dis-,in-. Căn ngữ ghép với un- có nghĩa gần như ngược lại của từ căn ngữ.

Ví dụ:

clean :sạch

unclean :dơ bẩn

agree :đồng ý

disagree :không đồng ý

mis- :nhầm

to understand :hiểu

to misunderstand :hiểu lầm

re- : làm lại

to read :đọc

to reread :đọc lại

to write :viết

to rewrite :viết lại

Suffixes


- able: có thể được, hậu tố này thường được ghép nối với các động từ để tạo thành tính từ.

to agree :đồng ý

agreeable :có thể đồng ý

to love :yêu

lovable :có thể yêu được, đáng yêu

- ness: sự, hậu tố này thường ghép với tính từ để tạo thành danh từ.

lovable :đáng yêu

lovableness :sự đáng yêu

Đối với các tính từ kết thúc bằng -able khi đổi sang danh từ người ta còn làm bằng cách đổi -able thành -ability.

Ví dụ:

able :có thể, có khả năng

ability :khả năng.

- ish: hơi hơi, thường ghép với tính từ

white :trắng

whitish :hơi trắng

yellow :vàng

yellowish :hơi vàng

- ly: hàng. Thường ghép với các danh từ chỉ thời gian.

day  :ngày daily :hàng ngày

week :tuần weekly :hàng tuần

month :tháng monthly :hàng tháng

year :năm yearly :hàng năm

- Less : không có. Thường ghép với tính từ

care :cẩn thận

careless :bất cẩn

Subjunctive mood - Thể bàng cách trong tiếng Anh

Subjunctive Mood còn gọi là thể Bàng thái cách. Đây là thể khó dùng nhất trong tiếng Anh.

Các động từ chia trong thể bàng cách khá đặc biệt không tuận theo một nguyên tắc nào cả. Hai thì thường được dùng nhất trong thể này là quá khứ bàng cách và quá khứ bàng cách hoàn thành.

Quá khứ bàng cách đối với các động từ thường chia giống như thì quá khứ đơn, đối với động từ to be dùng were cho tất cả các ngôi,

will :would, shall :should, can :could, may :might.

Quá khứ bàng cách hoàn thành cũng được chia như quá khứ bàng cách.

be :had been, will :would have, shall :should have, can :could have, may :might have

Thể bàng cách được dùng đặc biệt trong các trường hợp sau:

Dùng sau các thành ngữ:

I wish (that)… :Tôi ước gì, tôi mong rằng
Suppose (that)… :Giả tỷ rằng…
I had rather (that)… :Tôi thích hơn, tôi muốn…
As if… : chừng như, ra vẻ như, cứ như là
If only… :Ước gì…
It’s (high) time (that)… :Đã đến lúc…
 
Ví dụ:

I wish (that) my sister were here. (Tôi mong rằng chị tôi có mặt ở đây.)
If only I had a new watch. (Ước gì tôi có một chiếc đồng hồ đeo tay mới.)
It is (high) time (that) you took your lunch. (Đã đến lúc anh phải ăn trưa rồi.)
I wish I knew how to write English. (Tôi ước gì tôi biết viết tiếng Anh.)
Do you ever wish you could fly? (Có bao giờ bạn ước rằng bạn bay được không?)
I wish I didn’t have to work. (Tôi ước gì tôi không phải làm việc.)
If only I could see him right now. (Ước gì tôi có thể gặp anh ấy ngay bây giờ.)

Bạn có chú ý rằng, trong các câu trên động từ wish được dùng ở thì hiện tại và động từ sau wish như were, took, had, knew, could,… đều ở thì quá khứ nhưng các câu này vẫn dùng để chỉ hiện tại hay tương lai chứ không phải quá khứ. Khi muốn nói đến quá khứ ta phải dùng quá khứ hoàn thành.

Ví dụ:

I wish my sister were here. (Ở đây ngụ ý tôi muốn hiện tại hay sau này chị tôi có mặt ở đây)
I wish my sister had been here. (Câu này ngụ ý tôi muốn trước đây chị tôi đã có mặt ở đây.)

Câu điều kiện: Conditional Sentences

Thể bàng cách thường được dùng nhất là trong các câu điều kiện (Conditional Sentences). Các câu điều kiện là các câu có mặt mệnh đề If (nếu).

Xét ví dụ sau:

1. If you work hard you will succeed.
2. If you worked hard you would succeed.
3. If you had worked hard you would have succeeded.

Trong câu thứ nhất các động từ work, will đều dùng ở thì hiện tại. Câu này được dịch: Nếu anh làm việc tích cực anh sẽ thành công. Ở đây chúng ta sử dụng câu điều kiện để đưa ra một giả thuyết có thể được thực trong hiện tại hay tương lai.

Trong câu thứ hai worked và would ở dạng quá khứ. Trong trường hợp này ta biết điều được giả thiết không bao giờ là có thật. Ví dụ như chúng ta nói điều đó với một người mà chẳng bao giờ làm việc tích cực cả.

Trong câu thứ ba các động từ này ở dạng quá khứ hoàn thành. Trường hợp này là một giả thiết không có thật trong quá khứ. Ví dụ trong trường hợp ta nói điều này với một người hiện giờ đang thất bại và hiện tại ta đặt giả thiết rằng giá như người đó đã làm việc tích cực thì bây giờ đã có thể thành công rồi cứ đâu có thất bại.

Một số ví dụ khác:

If I were King, you would be Queen. (Nếu anh là vua em sẽ là hoàng hậu.) (nhưng thật ra anh không phải là vua)
If I knew her number, I would telephone her. (Nếu tôi biết số điện thoại của cô ấy, thì tôi sẽ gọi cô ấy) (nhưng thật ra tôi không biết.)
Tom would travel if he had money. (Tom sẽ đi du lịch nếu anh ta có tiền.)
If I had known that you were ill, I would have gone to see you. (Nếu như tôi biết anh bệnh thì tôi đã đến thăm anh rồi.) (có nghĩa là trước đây anh bệnh nhưng tôi không biết)

Người ta cũng thường dùng could hoặc might thay cho would.

Ví dụ:

She could get a job more easily if she could type. (Cô ta có thể tìm việc dễ dàng hơn nếu cô ta biết đánh máy.)

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Sự khác nhau giữa 'think of' và 'think about'

Sự khác nhau cơ bản giữa 'think of' và 'think about'. Bạn cần phải xem xét từ nào phù hợp nhất khi đi Think of và Think about.

Về cơ bản thì "think of" thường có nghĩa là "tưởng tượng" - imagine - trong khi "think about" thường có nghĩa gần hơn với "consider" - xem xét, suy nghĩ.

Bởi vậy sự khác nhau giữa hai động từ kép này sẽ phụ thuộc vào ngữ cảnh mà người sử dụng dùng chúng như thế nào.

Ví dụ, khi bạn nói "I am thinking of a tropical beach, please don't interrupt me." Có thể dịch là: Tôi đang nghĩ tới, tưởng tượng ra hình ảnh bờ biển nhiệt đới, tôi đang mơ về nơi đó.

Còn nếu trong ví dụ khác khi bạn nói: They are thinking about whether to agree to the sale thì "think about" ở đây có nghĩa là đang suy nghĩ, xem xét - they are considering the sale.

Trong những trường hợp như trên, thì một cách dùng này thường hay được sử dụng thay cho cách dùng kia trong những ngữ cảnh nhất định nào đó, như hai ví dụ trên.

Tuy nhiên khi chúng ta nói về người, chúng ta thường dùng cả hai và chúng đều có nghĩa tương tự như nhau.

Ví dụ, nếu bạn tôi bị tai nạn và phải vào bệnh viên, tôi có thể gửi hoa và một tấm thiếp tới cho bạn với lời nhắn gửi mà trong đó chúng ta có thể dùng cả hai từ này mà vẫn đúng với ngữ cảnh và ý nghĩa thì không thay đổi là mấy: Think of và Think about: "I'm thinking of you," hay "I'm thinking about you", 

Sự khác nhau giữa các từ maybe, perhaps, và possibly

Sự khác nhau giữa các từ maybe, perhaps, possibly và cách sử dụng các từ này trong từng ngữ cảnh khác nhau. Tất cả các từ này ít nhiều đều giống nhau về nghĩa, đều cho thấy là một điều gì đó là có thể xảy ra trong thời gian tới, có thể thực hiện được, có thể là có thực. v.v.

Tuy nhiên sự khác nhau thực sự về ngữ nghĩa giữa các từ này phụ thuộc vào từng ngữ cảnh khác nhau mà người dùng sử dụng.

Với từ maybe, ta có thể nói đây là một từ không trịnh trọng, thường được dùng trong giao tiếp hàng ngày.
Ví dụ như câu: Maybe we'll skip school today. Hoặc là dùng trong câu: Are you going to Anna's party?" " Hmmm... maybe."

Với "perhaps", có thể nói đây là một từ lịch sự hơn, nhưng lại không quá trịnh trọng mà cũng không quá khiếm nhã. Đây là một cách chung chung để diễn tả khả năng có thể xảy ra, chẳng hạn như: "There were 200, perhaps 250, people at the theatre". Hay: "Perhaps we should start again".

Và cuối cùng là "possibly". Chúng ta có thể dùng "possibly" trịnh trọng hơn hai từ nêu trên, đặc biệt thường được dùng trong thỏa thuận hay bất đồng. Chẳng hạn để trả lời câu hỏi: "Do you think he will apply for the job?", câu trả lời có thể là "Hmm. Possibly, possibly not". Hay: "He may possibly decide to apply for the job".

Nhìn chung, mặc dù không phải trong hầu hết các trường hợp, nhưng chúng ta phân biệt từng trương hợp khi sử dụng các từ maybe, perhaps, Possibly theo từng mức độ cửa dự trịnh trọng: thân mật, không trịnh trọng tới chung chung, không thân mật, không trịnh trọng, và trịnh trọng hơn một chút.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Những Cụm từ có Giới Từ thông dụng trong tiếng Anh

From time to time (occasionally): thỉnh thoảng.

We visit the museum from time to time (Thỉnh thoảng chúng tôi đến thăm viện bảo tàng.)

Out of town (away): đi vắng, đi khỏi thành phố.

I can not see her this week because she's out of town. (Tuần này tôi không thể gặp cô ấy vì cô ấy đã đi khỏi thành phố.)

Out of date (old): cũ, lỗi thời, hết hạn.

Don't use that dictionary. I'ts out of date. (Đừng dùng cuốn từ điển đó, nó lỗi thời rồi.)

Out of work (jobless, unemployed): thất nghiệp.

I've been out of work for long.(Tôi đã bị thất nghiệp lâu rồi.)

Out of the question (impossible): không thể được.

Your request for an extension of credit is out of question. (Yêu cầu kéo dài thời gian tín dụng của anh thì không thể được.)

Out of order (not functioning): hư, không hoạt động.

Our telephone is out of order. (Điện thoại của chúng tôi bị hư.)

By then: vào lúc đó.

He'll graduate in 2009. By then, he hope to have found a job. ( Anh ấy sẽ tốt nghiệp vào năm 2009. Vào lúc đó , anh ấy hi vọng đã tìm được một việc làm.)

By way of (via): ngang qua, qua ngả.

We are driving to Atlanta by way of Boston Rouge. ( Chúng tôi sẽ lái xe đi Atlanta qua ngả Boston Rouge.)

By the way (incidentally): tiện thể, nhân tiện

By the way, I've got two tickets for Saturday's game. Would you like to go with me? (Tôi có 2 vé xem trận đấu ngày thứ bảy. Tiện thể, bạn có muốn đi với tôi không?)

By far (considerably): rất, rất nhiều.

This book is by far the best on the subject. ( Cuốn sách này rất hay về đề tài đó.)

By accident (by mistake): ngẫu nhiên, không cố ý.

Nobody will receive a check on Friday because the wrong cards were put into the computer by accident. (Không ai sẽ nhận được bưu phiếu vào ngày thứ sáu vì những phiếu sai vô tình đã được đưa vào máy điện toán.)

In time ( not late, early enough): không trễ, đủ sớm.

We arrived at the airport in time to eat before the plane left. (Chúng tôi đến phi trường vừa đủ thời gian để ăn trước khi phi cơ cất cánh.)

In touch with (in contact with): tiếp xúc, liên lạc với.

It's very difficult to get in touch with her because she works all day. (Rất khó tiếp xúc với cô ấy vì cô ấy làm việc cả ngày.)

In case (if): nếu, trong trường hợp.

I'll give you the key to the house so you'll have it in case I arrive a littlle late. (Tôi sẽ đưa cho anh chiếc chìa khóa ngôi nhà để anh có nó trong trường hợp tôi đến hơi trễ một chút.)

In the event that (if): nếu, trong trường hợp.

In the event that you win the prize, you will be notified by mail. (Trong trường hợp anh đoạt giải thưởng, anh sẽ được thông báo bằng thư.)

In no time at all (in a very short time): trong một thời gian rất ngắn.

He finished his assignment in no time at all. (Anh ta làm bài xong trong một thời gian rất ngắn.)

In the way (obstructing): choán chỗ, cản đường.

He could not park his car in the driveway because another car was in the way. (Anh ta không thể đậu xe ở chỗ lái xe vào nhà vì một chiếc xe khác đã choán chỗ.)

On time (punctually): đúng giờ.

Despite the bad weather, our plane left on time. (Mặc dù thời tiết tiết xấu, máy bay của chúng tôi đã cất cánh đúng giờ.)

On the whole (in general): nói chung, đại khái.

On the whole, the rescue mission was well excuted. (Nói chung, sứ mệnh cứu người đã được thực hiện tốt.)

On sale: bán giảm giá.

Today this item is on sale for 25$. (Hôm nay mặt hàng này bán giảm giá còn 25 đô la.)

At least (at minimum): tối thiểu.

We will have to spend at least two weeks doing the experiments. (Chúng tôi sẽ phải mất ít nhất hai tuần lễ để làm các thí nghiệm.)

At once (immediately): ngay lập tức.

Please come home at once. (Xin hãy về nhà ngay lập tức.)

At first (initially): lúc đầu, ban đầu.

She was nervous at first, but later she felt more relaxed. (Ban đầu cô ta hồi hộp, nhưng sau đó cô ta cảm thấy thư giãn hơn.)

For good (forever): mãi mãi, vĩnh viễn.

She is leaving Chicago for good. ( Cô ta sẽ vĩnh viễn rời khỏi Chicago.)

Âm câm trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh luôn có nguyên tắc sử dụng mạo từ “a”,”an” trước các danh từ.Và “a” đứng trước các danh từ bắt đầu bằng một phụ âm,”an” đứng trước các danh từ bắt đầu bằng nguyên âm. Nhưng bạn có biết vì sao trong khi học tiếng Anh lại có những từ “an hour” chứ không phải là”a hour” như quy tắc trước đó? Đó là âm câm và là một hiện tượng phổ biến trong tiếng Anh.

Hiện tượng này đã làm cho người học Tiếng Anh gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát âm chuẩn những từ chứa âm câm cũng như trong việc sử dụng đúng mạo từ a, an, the.Sau đây là những trường hợp âm câm phổ biến trong tiếng Anh :

Âm B câm: Âm B là một âm câm khi nó đứng cuối cùng của một từ và đứng trước nó là âm M.

Ví dụ:
• climb [klaim]
• crumb [krʌm]
• dumb [dʌm]
• comb [koum]

Âm C câm: Âm C là một âm câm trong cụm "scle" ở cuối từ.

Ví dụ:
• muscle ['mʌsl]

Âm D câm: Âm D là một âm câm khi nó đứng liền với âm N.

Ví dụ:
• handkerchief ['hæηkət∫if]
• sandwich ['sænwidʒ]
• Wednesday ['wenzdi]

Âm E câm: Âm E là một âm câm khi đứng cuối từ và thường kéo dài nguyên âm đứng trước đó.

Ví dụ:
• hope [houp]
• drive [draiv]
• write [rait]
• site [sait]

Âm G câm: Âm G là một âm câm khi đứng trước âm N.

Ví dụ:
• champagne [∫æm'pein]
• foreign ['fɔrin]
• sign [sain]
• feign [fein]

Âm GH câm: Âm GH là một âm câm khi đứng trước âm T hoặc đứng cuối từ.

Ví dụ:
• thought [θɔ:t]
• through [θu:]
• daughter ['dɔ:tə]
• light [lait]
• might [mait]
• right [rait]
• fight [fait]
• weigh [wei]

Âm H câm: Âm H là một âm câm khi đứng sau âm W.

Ví dụ:
• what [wɔt]
• when [wen]
• where [weə]
• whether ['weđə]
• why [wai]

Một số từ bắt đầu bằng âm H câm sẽ được dùng với mạo từ “an”.

Ví dụ:
• hour ['auə]
• honest ['ɔnist]
• honor ['ɔnə]
• heir [eə]

Những từ còn lại vẫn được dùng với mạo từ “a”.

Ví dụ:
• hill [hil]
• history ['histri]
• height [hait]
• happy ['hæpi]

Âm K câm: Âm K là âm câm khi đứng trước âm N ở đầu các từ như:
• knife [naif]
• knee [ni:]
• know [nou]
• knock [nɔk]
• knowledge ['nɔlidʒ]

Âm L câm: Âm L là âm câm khi đứng trước các âm D, F, M, K.

Ví dụ:
• calm [ka:m]
• half [ha:f]
• salmon ['sæmən]
• talk [tɔ:k]
• balk [tɔ:k]
• would [wud]
• should [∫ud]

Âm N câm: Âm N là âm câm nếu đứng ở cuối của từ và trước đó là M.

Ví dụ:
• autumn ['ɔ:təm]
• hymn [him]

Âm P câm: Âm P là âm câm khi đứng trong các tiền tố "psych" and "pneu".

Ví dụ:
• psychiatrist [sai'kaiətrist]
• pneumonia [nju:'mouniə]
• psychotherapy ['saikou'θerəpi]
• pneuma ['nju:mə]

Âm S câm: Âm S là âm câm khi đứng trước âm L như trong các từ sau:

• island ['ailənd]
• isle [ail]

Âm T câm: Âm T là âm câm nếu đứng sau âm S, F, hay đứng trước âm L.

Ví dụ:
• castle ['kɑ:sl]
• Christmas ['krisməs]
• fasten ['fɑ:sn]
• listen ['lisn]
• often ['ɔfn]
• whistle ['wisl]

Âm U câm: Âm U là âm câm nếu đứng sau âm G và đứng trước một nguyên âm.

Ví dụ:
• guess [ges]
• guidance ['gaidəns]
• guitar [gi'tɑ:]
• guest [gest]

Âm W câm: Âm W là âm câm nếu đứng đầu tiên của một từ và liền sau đó là âm R. Ví dụ:

• wrap [ræp]
• write [rait]
• wrong [rɔη]

Âm W còn là âm câm trong 3 đại từ để hỏi sau đây:

• who [hu:]
• whose [hu:z]
• whom [hu:m]

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Một số lỗi thường gặp trong dịch thuật tiếng anh

1. Dịch bằng cách dùng phản thân đại danh từ, trong trường hợp dùng các bổ túc từ: myself, ourselves, yourself, yourselves, himself, themselves:

Ví dụ:

Tôi yêu mình: I love myself.

Nó yêu mình: He loves himself.

Anh yêu mình: You love yourself.

Các anh yêu mình: You love yourselves.

Chúng ta yêu mình: We love ourselves.

Chúng nó yêu mình: They love themselves.

CHÚ Ý: "Tự mình" cũng dịch bằng phản thân đại danh từ (trong trường hợp này phản thân đại danh từ đặt đồng vị với chủ từ, không phải bổ túc cho động từ).

Ví dụ:

Tôi tự làm bài lấy (tự mình). - I do myself the task.

Nó tự viết thư lấy (tự mình). - He writes the letter himself.

Chúng tôi tự làm bữa ăn lấy (tự mình). - We cook the meal ourselves.

2. Trong trường hợp "nhau" gồm 2 người dịch bằng "each other".

Ví dụ:

2 người yêu nhìn nhau. - The 2 lovers look at each other.

Nam và Lan yêu nhau. - Nam and Lan love each other.

3. Trườnghợp "nhau" gồm nhiều người (>2) dịch bằng one another.

Ví dụ:

Chúng con hãy thương yêu nhau. - Love one another.

Chúng nó đang đánh nhau. - They were fighting one another.

CHÚ Ý: Đừng lầm "nhau" với "với nhau, cùng nhau".

Ví dụ:

Chúng ta đi với nhau ra tận bờ sông. - We walk together to the riverbank.

Chúng nó cùng làm việc với nhau suốt ngày. - They were working together all day long.

Yêu nhau không phải là nhìn nhau nhưng là cùng nhau nhìn về 1 hướng.

To love each other is not to look at each other but to look together at the
same aim.  

4. Trường hợp "có" không có chủ từ rõ rệt, dịch bằng: there + to be
.
Ví dụ:

Ở Sài Gòn có nhiều công viên đẹp. - In Sai Gon, there are many beautiful parks.
Trên cành cây, có 1 con chim. - There is a bird on the branch of a tree.
Trên trời có đám mây xanh. - There is a grey bank of cloud in the sky.

CHÚ Ý: Nhiều trường hợp tiếng "có" không phải dịch.

Ví dụ

Tôi có gặp ai đâu : I do not see anybody.
Có ai ở trong phòng: Somebody is in the room.
Có ai đang gõ cửa: Somebody is knocking at the door. -
Không có ai đợi anh cả: Nobody is waiting for you.  

5. Muốn nhấn mạnh nghĩa "có" (có riêng) người ta thường viết thêm "of my own, his own"...

Ví dụ:

Tôi có riêng 1 ngôi nhà. - I have a house of my own.
Nó có riêng 1 chiếc xe hơi. - He has a car of his own.  

6. Muốn nhấn mạnh nghĩa "có" (có riêng) người ta thường viết thêm "of my own, his own"...

Ví dụ:

Tôi có riêng 1 ngôi nhà. - I have a house of my own.
Nó có riêng 1 chiếc xe hơi. - He has a car of his own.  

7. Nhưng tiện lợi nhất là đặt câu ở thể thụ động.

Ví dụ:
Người ta coi tôi như 1 vĩ nhân. - I am considered as a great man.
Người ta cho tôi 1 món quà sinh nhật. - I am given a birthday present.
Người ta nói với tôi rằng anh ta còn sống. - I am told that he is still alive.
Người ta sẽ dạy bạn tiếng Anh. - You will be taught English.
Người ta kết án nó về tội sát nhân. - He was condemned of murderer.
Người ta khen tôi là người hạnh phúc nhất trên đời. - I am praised to be a happiest man in the world.
Người ta kể lại rằng Tổng thống sẽ đi thăm Triều Tiên. - The President is reported to be going to visit Korea.

CHÚ Ý: Theo ví dụ cuối cùng, ta còn có thể dịch cách khác:
"Người ta nói rằng" = It is said that...
"Người ta kể lại rằng" = It is reported that...
"Người ta đồn rằng" = It is rumoured that...                                                            

8. Dịch bằng one để chỉ "một người nào đó, không -xác - định".
Ví dụ:

Ta phải làm bổn phận ta. - One must do one''s duty.
Ta phải yêu láng giềng ta như ta vậy. - One should love one''s neighbour as oneself.
Ta không thể làm vừa ý mọi người. - One cannot please everybody.

CHÚ Ý: Theo trường hợp trên, one có thể thay bằng we.

Ví dụ:
We must do our duty.  

Sự khác nhau giữa “other”, “another”, và “the other”

Về  cơ bản "another" sẽ có hai cách dùng khác nhau. Bạn có thể coi nó như một tính từ đứng trước danh từ.  Ví dụ bạn có thể nói “another  office” hay bạn có thể để nó đứng một mình, giống như một danh từ, thì có  thể nói “I’ll have another”, và ý nghĩa của câu trong trường hợp này là khác nhau.

Another,  đây là một từ có cách viết không theo quy tắc nào cả, nhưng người Anh lại viết liền thành một từ. Nó bắt nguồn từ thế kỷ 16 và ngày nay người ta cũng không giải thích được vì sao ngày đó họ lại viết như vậy. 

Trong cách dùng như là một tính từ:
  
other  + danh từ đếm được số nhiều, danh từ không đếm được mang ý nghĩa: những cái khác, một chút nữa… 
Ví dụ: other pencils = some more
  
another + danh từ đếm được số ít mang ý nghĩa: một cái khác, một người khác… 
Ví dụ: another pencil
  
the other  + danh từ đếm được (cả số ít và số nhiều), danh từ không đếm được mang ý  nghĩa: những cái cuối cùng, phần còn lại… 
Ví dụ: the other pencils =  all remaining pencils
  
Ngoài ra còn có một điều khác biệt với từ “another” đó là ta có thể dùng từ này trước một danh từ số nhiều đi cùng với một con số.
Ví dụ: I’ll need another three days to finish the work - Tôi cần ba ngày nữa để hoàn thành công việc, hay “She’s borrowed  another $20″.

Đây có thể là do từ chỉ số lượng mặc dù ở số nhiều vẫn thường được coi là một từ số ít trong tiếng Anh. 
Ví dụ: $5 is a lot to pay for a cup of coffee

Nếu  “other” đứng một mình, giống như là một danh từ thì ta cần phải thêm -s vào để tạo danh từ. 
Ví dụ: I’ll take this case and  you can have all the others
           This car cost $8,000 and the others  cost $10,000 upwards

Nếu danh từ hoặc chủ ngữ đã được hiểu hoặc được nhắc đến, thì chỉ cần dùng another và other như một đại từ là đủ. 
Ví dụ: “I don’t want this book. Please give me another.”

Hoặc một bài viết khác tương tự: sử dụng other rất dễ gây nhầm lẫn. hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn (^_^)

*Với danh từ đếm được
another + danh từ số ít ( một cái nữa)
        Ex: the pen một cây bút nữa
the other + N số ít  ( cái cuối cùng còn lại)
        Ex: the other pen ( cái bút cuối cùng)
other + N số nhiều (thêm nhiều cái nữa) 
       Ex: other pens ( thêm một vài cây bút nưa)
the other + N số nhiều (những cái còn lại)
       Ex: the other pens (tất cả những cây bút còn lại)

 * Với danh từ không đếm được
other + N không đếm được (thêm nhiều)
       Ex: other water ( thêm nhiều nước)
the other + N không đếm được ( tất cả cái còn lại)
       Ex: the other water ( phần nước còn lại)
*Note: "another và other" không mang tính chất đặc trưng còn "the other" mang tính đặc trưng và riêng biệt nếu chủ ngữ được hiểu  ngầm ta không dùng danh từ và giữ lại "other" vì thế other có chức năng giống như 1 đại từ. Nếu danh từ số nhiều được lược bỏ thi other trở  thành others ...từ other không bao giờ ở dạng số nhiều nếu theo sau nó  là 1 danh từ.

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Khi nào thì ta cần gấp đôi phụ âm?

Khi thêm đuôi –ing, có một số động từ ta phải nhân đôi phụ âm cuối nhưng lại có một số động từ lại không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu xem, làm sao để nhận biết, khi nào thì nhân đôi, khi nào thì không nhân đôi phụ âm. 

Đố cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn khi bắt đầu làm quen với ngữ pháp tiếng Anh. Chúng ta hãy cùng quan sát các từ sau:

Slide – sliding/ smile – smiling/ hope – hoping

Điều cần nói trong các ví dụ này là các phụ âm không đứng cuối cùng trong động từ. Tất cả các động từ này, và còn nhiều động từ khác nữa, khi ở dạng nguyên thể kết thúc bằng chữ cái –e ta sẽ bỏ -e và thêm –ing.

    * I’m hoping to see her on Thursday. I hope she’s feeling better by then.
      (Tôi hy vọng sẽ gặp cô ấy vào thứ năm. Tôi mong là khi đó cô ấy cảm thấy khỏe hơn rồi).
    * Keep smiling! If you can smile in spite of your illness, you’ll win through.
      (Hãy luôn mỉm cười! Nếu bạn có thể cười mặc dù bạn đang ốm, bạn sẽ khỏe lại.)
    * Did you see him slide on the ice? He was sliding about all over the place.
      (Cậu có nhìn thấy anh ấy trượt trên băng không? Anh ấy trượt quanh cả sân băng).

See – seeing/ agree – agreeing

Lưu ‎ ý rằng nếu các động từ kết thúc bởi –ee, thì ta sẽ không bỏ đi chữ -e nào cả mà vẫn thêm -ing bình thường. 

    * I could see you standing there on the thin ice. Seeing you standing there made me nervous.
      (Mẹ có thể thấy con đang đứng đó trên lớp băng mỏng. Nhìn con đứng đó mẹ lo quá).
    * Agreeing a date for our March meeting proved impossible. We had to agree not to meet in March.
      (Có vẻ như không thể nhất trí một ngày cho buổi họp mặt của chúng ta vào tháng 3. Ta phải đồng ‎ ý không gặp vào tháng 3 nữa).

Slide – sliding/ slip – slipping/ sleep – sleeping

Nếu chúng ta slip (trượt chân) (trên mặt băng – tức là vô tình bị trượt chân) chứ không phải slide (trượt băng), thì phụ âm cuối được nhân đôi khi thêm –ing. Như vậy là bởi vì phụ âm đó đứng ở cuối từ và trước nó là một chữ nguyên âm và một nguyên âm ngắn. Nếu như có hai chữ nguyên âm và một nguyên âm dài, như trong từ sleep/ sleeping, thì phụ âm cuối không được nhân đôi:

    * I’m just slipping out for a coffee. Do you want some? – Don’t bother. I’m going to slip out m‎yself for some fresh air.
      (Mình chạy ra ngoài một chút mua café bây giờ. Cậu có muốn mua không? – Không cần đâu.               Mình cũng định ra ngoài hít thở không khí một chút).
    * She was sleeping on the floor by the coffee machine.
      (Cô ấy đang ngủ trên sàn nhà bên cạnh cái máy pha cafe.)

b > bb/ d > dd/ g > gg/ l > ll/ m > mm/ n >nn/ p > pp/ r > rr/ t > tt

Đó là những phụ âm cuối được nhân đôi khi thêm –ing. Và không chỉ khi thêm –ing, các phụ âm này được nhân đôi khi đứng trước bất cứ đuôi nào bắt đầu bằng một nguyên âm, ví dụ như trong thì quá khứ đơn giản hoặc quá khứ phân từ kết thúc bằng -ed và trong so sánh hơn và so sánh nhất có đuôi –er hoặc –est. So sánh các câu sau:

    * I grabbed his shirt to slow him down. ‘Don’t grab my shirt!’ he shouted.
      (Tôi tóm lấy áo anh ta để anh ta chạy chậm lại. ‘Đừng có tóm áo tôi!’ anh ta quát.)
    * He was sad because Arsenal had lost, sadder than I’d ever seen him before.
      (Anh ấy buồn vì Arsenal thua, buồn hơn bất cứ lần nào tôi từng thấy trước đây).
    * Bergkamp doesn’t like traveling by air. He prefers to travel by train.
    * He grinned his approval. (Cậu ta nhe răng cười đồng tình).
    * He was gulping, not sipping his wine. ‘You should sip wine’, I said.
      (Cậu ta đang nốc rượu, chứ không nhâm nhi. ‘Cậu nên nhâm nhi rượu’ tôi nói).
    * My wife prefers red wine, but I’ve always preferred white.
      (Vợ tôi thích rược đỏ hơn nhưng tôi luôn thích rượu trắng hơn).
    * It’s going to be hot today. It may prove to be the hottest day of the year.
      (Hôm nay chắc sẽ nóng đây. Có vẻ như sẽ là ngày nóng nhất trong năm).

Pack – packing, climb – climbing

Lưu ý rằng các động từ kết thúc với phụ âm đôi, ví dụ pack – packing, climb – climbing, không hề bị ảnh hưởng gì. Tương tự như vậy với các động từ dài hơn và kết thúc bởi âm tiết không đánh trọng âm, ví dụ: visit – visting, offer – offering (chú ‎ý travel – traveling là một trường hợp ngoại lệ)

Panic – panicking

Các động từ kết thúc bởi –c chuyển sang –ck trước khi thêm –ing (hoặc các đuôi khác)

    * It’s important not to panic if you lose your way. Panicking will only make matters worse.
      (Quan trọng là khi lạc đường không được hoảng hốt. Hoảng hốt chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn).

Write – writing – written/ bite – biting – bitten

Với hai động từ này, lưu ‎ý các nguyên âm chuyển từ dài sang ngắn và nhân đôi phụ âm khi ở quá khứ phân từ:

    * I’ve been bitten by your dog! – That’s impossible. My dog never bites anyone.
      (Tôi vừa bị chó nhà chị cắn! – Không thể thế được. Chó nhà tôi không bao giờ cắn ai).
    * I’m writing to say I’m sorry about the dog bite. I should have written earlier.
      (Tôi viết thư để xin lỗi về chuyện con chó nhà tôi cắn ông. Lẽ ra tôi nên viết sớm hơn).

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Sự khác nhau giữa Normal, ordinary và usual

Có khá nhiều từ trong tiếng Anh có nghĩa giống nhau nhưng cách dùng lại và những từ đó chúng thương gây lúng túng cho người học tiếng Anh. 
Normal và Ordinary có nghĩa giống nhau còn usual có nghĩa hơi khác một chút so với 2 từ còn lại. 

Khi bạn học từ vựng tiếng Anh, bạn nên dành thời gian học cả cách kết hợp từ như thế nào. Và từ điển và thứ mà bạn cần để có thể học cách kết hợp từ vựng. 

Bạn cũng có thể học cách kết hợp từ bằng việc đọc thêm tiếng Anh và học hỏi cách kết hợp các tính từ và danh từ, hay các động từ với tân ngữ.v.v.

Sự khác nhau giữa Normal, ordinary và usual



Nghĩa của 3 từ đó đều là: bình thường, nó là như vậy, không có gì đặc biệt hay khác biệt.

Vậy chúng ta có thể dùng a normal hay ordinary day at work, nó có nghĩa là không có gì đặc biệt, khác biệt xảy ra trong ngày - một ngày bình thường như mọi ngày. A normal hay ordinary meal in a restaurant - một bữa ăn bình thường, thông thường tại một nhà hàng, không có gì hấp dẫn cả.

Có một chút sự khác biệt về nghĩa khi chúng ta sử dụng hai từ này để nói về người: normal people và ordinary people. Nếu ta nói normal people, nó có nghĩa là ‘những người có suy nghĩ và cư xử giống như những người khác’.

Nhưng khi nói ordinary people thì nó lại có sự khác biệt về nghĩa, muốn nói tới sự giàu có hay vị thế xã hội của người đó, và nó có nghĩa là ‘những người bình thường, không giàu có’. Vậy chúng ta có thể sử dụng những câu nói sau: 

Sự khác nhau giữa Normal, ordinary và usual 1

These houses have been built for ordinary people to buy - Những ngôi nhà này được xây để những người thường cũng có thể mua được.

…trong đó ý gián tiếp nói tới mức độ giàu có của những người mua.

These houses have been built for normal people to buy - Những ngôi nhà này được xây dành cho những người bình thường mua.

… vì như vậy dường như là có bình luận, nhận xét về cách hành xử của những người này hơn là về thu nhập của họ. Tương tự, nếu chúng ta đưa ra nhận xét:

His new watch is very ordinary. - Chiếc đồng hồ mới của anh ấy là rất bình thường trông chẳng có gì đặc biệt cả.

Trong trường hợp này nó lại là một nhận xét có phần mất lịch sự. Đối lập với ordinary là extraordinary, và nếu chúng ta nhận xét rằng chiếc đồng hồ đó bằng từ: extraordinary thì nó lại có nghĩa là ‘rất đặc biệt, khác thường’.

Sự khác nhau giữa Normal, ordinary và usual 1


Còn usual thì sao?. Từ này có nghĩa hơi khác so với hai từ kia vì nó có ý nói tới thói quen, thông lệ. Ví dụ như: my usual bus là chiếc xe buýt mà tôi vẫn đi hàng ngày, vào một giờ nhất định. My usual newspaper là tờ báo mà tôi luôn mua để đọc.

Bạn cũng có thể hẹn gặp ai đó at the usual, có nghĩa là một nới mà bạn vẫn thường gặp ai đó, có thể là một quán bar hay một quán cà phê.v.v. Trong trường hợp như thế này ta không thể dùng normal hay ordinary được.

Cuối cùng, trong trường hợp là khách hàng quen, và người phục vụ đã quá quen với những gì mà họ gọi thì họ có thể yêu cầu "their usual" để gọi loại đồ uống mà họ vẫn thường gọi. 

( Theo BBC )

Ngữ pháp tiếng Anh - There is, there are, how many, how much, to have

Xét câu: There is a  book on the table.

Câu  này được dịch là : Có một quyển sách ở trên bàn.

Trong  tiếng Anh thành ngữ:

There + to be được dịch là có

Khi  dùng với danh từ số nhiều viết là there are

Ở đây  there đóng vai trò như một chủ ngữ. Vậy khi viết ở dạng phủ định và nghi vấn ta  làm như với câu có chủ từ + to be.

Người  ta thường dùng các từ sau với cấu trúc there + to be:

many/much :nhiều
some :một vài
any :bất cứ, cái nào
many dùng với danh từ đếm được
much dùng với danh từ không đếm được

Ví  dụ:

There are many books  on the table. (Có nhiều sách ở trên bàn)

nhưng

There are much milk  in the bottle. (Có nhiều sữa ở trong chai)

Chúng  ta dùng some trong câu xác định và any trong câu phủ định và nghi  vấn.

Ví  dụ:

There are some pens  on the table. (Có vài cây bút ở trên bàn)
There isn’t any pen  on the table. (Không có cây bút nào ở trên bàn)
Is there any pen on  the table? Yes, there’re some. (Có cây bút nào ở trên bàn không? Vâng, có vài cây).

Khi  đứng riêng một mình there còn có nghĩa là ở đó. Từ có ý nghĩa tương tự như there  là here (ở đây).

The book is there  (Quyển sách ở đó)
I go there (Tôi đi đến đó)
My house is here  (Nhà tôi ở đây)

How  many, How  much.

How  many và How much là  từ hỏi được dùng với cấu trúc there + to be, có nghĩa là bao  nhiêu.

Cách  thành lập câu hỏi với How many,

How much là
How many + Danh từ  đếm được + be + there + …

hoặc

How much + Danh từ không  đếm được + be + there +…

Ví  dụ:

How many books are  there on the table? (Có bao nhiêu quyển sách ở trên bàn?)
How much milk are there  in this bottle? (Có bao nhiêu sữa trong cái chai này?)

Have

To  have là một trợ động từ (Auxiliary Verb) có nghĩa là có.

Khi  sử dụng nghĩa có với một chủ từ ta dùng have chứ không phải there +  be.

Have  được viết thành has khi dùng với chủ từ ngôi thứ ba số ít.

Ví  dụ:

I have many books  (Tôi có nhiều sách)
He has a house (Anh ta có một căn nhà)

Để  lập thành câu phủ định và nghi vấn ta cũng thêm not sau have hoặc chuyển have  lên đầu câu. Ví dụ:

I haven’t any  book. (Tôi không có quyển sách nào)
Have you any book? (Anh có quyển sách nào không?)

Khi  dùng trong câu phủ định với một danh từ đếm được người ta có khuynh hướng dùng  have no hơn là have not.

Ví  dụ:

I have no money (Tôi không có tiền)

(Để ý trong câu này không có mạo từ)

Các  cách viết tắt với have

have  not được viết tắt thành  haven’t
has not hasn’t
I have  I’ve
You  have You’ve
He has He’s
She  has She’s…

Vocabular

Khi  muốn nói: Tôi rất thích công việc này, người ta không nói

I very like this work

mà thường nói

I like this work very much

Hay

I like this work a lot.

Như vậy chúng ta không dùng very ở trước động từ trong trường hợp đó, và ở đây phải dùng very much chứ không phải very many vì sự thích là một đại lượng không đếm được.

a lot: cũng có nghĩa  là nhiều

Ví dụ:

I do a lot of works  this morning (Tôi làm nhiều việc sáng nay)
over there: ở đằng  kia
My house is over  there (Nhà  tôi ở đằng kia)
She stands over there (Cô  ta đứng ở đằng kia)
at home: ở  nhà

Ngữ pháp tiếng Anh - Đại từ sở hữu


Cùng xem ví dụ này:

A friend of John’s: một người bạn của John.

Chúng ta đã biết cách dùng này trong bài trước: Sở hữu cách. Nếu bạn muốn nói rằng: một người bạn của tôi, bạn không thể viết a friend of my được mà phải sử dụng một đại từ sở hữu.

Tính từ sở hữu (possessive adjectives) phải đi kèm với một danh từ. Ngược lại đại từ sở hữu (possessive pronouns) có thể đứng một mình. Sau đây là bảng so sánh về ngôi, số của hai loại này:

Tính từ sở hữu         Đại từ sở hữu

This is my book.      This book is mine.

This is your book.    This book is yours.

This is his book.       This book is his.

This is her book.      This book is hers.

This is our book.      This book is ours.

This is their book.    This book is theirs.

Tính theo nguồn gốc ta có đại từ sở hữu ITS tương ứng với tính từ sở hữu ITS. Nhiều tác giả đã loại trừ ITS ra khỏi danh sách các đại từ sở hữu trong sách, bài giảng của mình. Đại từ sở hữu (possessive pronouns) được dùng trong những trường hợp sau:

1. Dùng thay cho một Tính từ sở hữu (possessive adjectives) và một danh từ đã nói phía trước. 

Ví dụ:
I gave it to my friends and to yours. (= your friends)

Her shirt is white, and mine is blue. (= my shirt) Áo cô ta màu trắng còn của tôi màu xanh

2. Dùng trong dạng câu sở hữu kép (double possessive). 

Ví dụ:
He is a friend of mine. (Anh ta là một người bạn của tôi)

It was no fault of yours that we mistook the way. Chúng tôi lầm đường đâu có phải là lỗi của anh

3. Dùng ở cuối các lá thư như một qui ước. Trường hợp này người ta chỉ dùng ngôi thứ hai. 

Ví dụ:
Yours sincerely,
Yours faithfully,

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Ngữ pháp tiếng Anh - Numbers (Số đếm trong tiếng Anh)

Có  hai loại số trong tiếng Anh: số đếm (cardinal numbers) và số thứ tự (ordinal  numbers). Chúng ta cùng tìm hiểu số đếm trong bài này nhé ! 

I. Số  đếm (Cardinal Numbers)

Số  đếm (Cardinal Numbers) la số dùng để đếm người, vật, hay sự việc nào đo. Có 30 số đếm  cơ bản trong tiếng Anh:

1 : one,  2 : two, , 3 : three, 4 : four, 5 : five,  6 : six, 7 : seven, 8 : eight, 9 : nine, 10 : ten,  11 : eleven, 12 : twelve, 13 : thirteen, 14 : fourteen, 15 : fifteeen, 16 : sixteen,  17 : seventeen, 18 : eighteen, , 19 : nineteen, 20 : twenty,, 30 : thirty, 40 : forty, 50 : fifty,  60 : sixty, 70 : seventy, 80 : eighty, 90 : ninety,  trăm :  hundred,   ngàn :  thousand,  triệu :  million

Từ 30  số căn bản này người ta hình thành các số đếm theo nguyên tắc  sau:

Giữa  số hàng chục và số hàng đơn vị có gạch nối khi viết.

Ví dụ: (38) thirty-eight; (76) seventy-six
  
Sau  hundred có and.

Ví dụ: (254) two hundred and fifty four; (401) four hundred and  one.

Các  từ hundred, thousand, million không có số nhiều

Ví dụ: (3,214) three thousand, two hundred and fourteen.

A  thường dùng với hundred, thousand và million hơn là one.

Ví dụ: (105) a hundred and six.

Không  dùng mạo từ (article) khi đã dùng số đếm trước một danh từ.

Ví dụ: The cars – Twenty cars

II.  Số thứ tự (Ordinal Numbers)

Số thứ tự (Ordinal Numbers) là số dùng để chỉ thứ tự của một người, một vật hay một sự việc trong một chuỗi những người, vật hay sự việc nào đó. Số thứ tự hình thành dựa trên căn bản là số đếm với một số nguyên tắc: first (thứ nhất),  second (thứ hai), third (thứ ba) tương ứng với các số đếm 1, 2, 3.

Các  số đếm tận cùng bằng TY đổi thành TIETH

Ví dụ: twenty – twentieth

FIVE  đổi thành FIFTH; TWEVE đổi thành TWELFTH, Từ 21  trở đi chỉ có số đơn vị thay đổi.

Ví dụ: forty-six – forty-sixth; eighty-one – eighty-first

Các  số còn lại thêm TH vào số đếm.

Ví dụ: ten – tenth ; nine – ninth

III.  Dozen, hundred, thousand, million

Dozen (chục), hundred (trăm), thousand (ngàn),  million (triệu)

không  có số nhiều dù trước đó có số đếm ở số nhiều.

Ví dụ: Fifty thousand people…, Several dozen flowers… .

Khi  Dozen, hundred, thousand, million ở số nhiều theo sau phải có OF và một danh từ.

Khi  ấy nó có nghĩa là hằng chục, hằng trăm, hằng ngàn, hằng  triệu.

Ví dụ: Hundreds of people; millions and millions of ants.

Billion nghĩa là “tỉ” (một ngàn triệu) trong tiếng Mỹ (American English). Trong tiếng Anh (British English) billion có nghĩa là “một triệu triệu”.

IV.  Từ loại của số

Số  (numbers) có thể có chức năng ngữ pháp trong câu:

Một số (number) có thể bổ nghĩa cho danh từ như một tính từ (adjective) và đứng  trước danh từ nó bổ nghĩa.

The zoo contains five  elephants and four tigers. (Sở  thú gồm có năm con voi và bốn con hổ)

I’ve got five elder  sisters. (Tôi  có năm người chị)

Một  số (number) có thể là một đại từ (pronoun).

How many people were  competing in the race? (Có  bao nhiêu người tranh tài trong cuộc đua?)

About two hundred and  fifty. Five of them finished the race, though. (Khoảng  hai trăm năm chục người. Dù vậy, năm người trong số học về đến đích).

Một  số (number) cũng có thể là một danh từ (noun).

Seven is a lucky  number. (Bảy là con số may mắn)

He’s in his late  fifties.

V.  Phân số (Fractions)

1.  Thông thường:

Tử số  (numerator) được viết bằng số đếm; mẫu số (denominator) được viết bằng số thứ  tự.

Ví dụ: 1/10 one-tenth ; 1/5 one-fifth

Nếu  tử số là số nhiều mẫu số cũng phải có hình thức số nhiều.

Ví dụ: 5/8 five-eighths ; 2/7 two-sevenths

Nếu  phân số có một số nguyên trước nó ta thêm and trước khi viết phân  số

Ví dụ: 3 8/5 three and five-eighths

2.  Một số phân số đặc biệt

1/2 a half

1/4 a quarter, a fourth

3/4 three quarters

3.  Một số cách dùng đặc biệt

This cake is only  half as big as that one.

(Cái  bánh này chỉ lớn bằng nửa cái kia)

My house is  three-quarters the height of the tree.

(Nhà  tôi chỉ cao bằng 3/4 cái cây)

The glass is a third  full of water.

(Cái  ly đầy 1/3 nước)

I couldn’t finish the  race. I ran only two-thirds of the distance.

(Tôi  không thể chạy đến cùng cuộc đua. Tôi chỉ chạy nổi 2/3 đoạn đường).

VI.  Cách đọc một vài loại số

Số  không (0) có các cách đọc sau:

Đọc  là zero /’ziərou/ trong toán học, trong nhiệt độ.

Đọc  là nought /nò:t/ trong toán học tại Anh.

Đọc  là O /ò/ trong những số dài.

Số  điện thoại được đọc từng số một.

Ví dụ: 954-730-8299 nine five four, seven three O, eight two double  nine.

Số  năm được đọc từ hai số.

1825 eighteen twenty-five; 1975 nineteen seventy-five

2001 two thousand  and one; 1700 seventeen hundred