Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Vì sao mọi người rất ngại học ngữ pháp tiếng Anh

Ngữ pháp tiếng Anh? Bạn nghĩ bạn học ngữ pháp tiếng Anh trong bao lâu thì hết, câu trả lời là không bao giờ, bởi nó là một kho tàng vô vùng rộng lớn, bạn học cái này sẽ bị quên cái kia, và vì thế bạn sẽ chẳng bao giờ học hết được. Trong bài viết này, bạn sẽ được học cách để cảm thấy yêu thích việc học ngữ pháp hơn. 

Nếu có thể, định nghĩa ngữ pháp có thể là: hệ thống của một ngôn ngữ, có đôi khi người ta mô tả ngữ pháp như là một “quy tắc” của một ngôn ngữ nào đó (rules). Điều này không hoàn toàn đúng, vì bản chất của ngôn ngữ là không có quy tắc, người ta có thể nói theo bất cứ cách nào, miễn là đối phương hiểu được .

Tại sao lại như vậy? Bởi bản thân từ “Quy tắc” là thứ phải do một ai đó đặt ra trước, và sau đó phổ biến và sử dụng nó, giống như một trò chơi hay một cuộc thi nào đó. Nhưng ngôn ngữ không như vậy. Ngôn ngữ bắt đầu bằng việc con người phát âm để người khác nghe thấy, sau đó gắn kết âm thanh lại thành từ, cụm từ và câu.

Vì sao mọi người rất ngại học ngữ pháp tiếng Anh


Nói cách khác, ngôn ngữ được bắt đầu từ khi chưa có bất kỳ quy tắc nào cả. Nó không cố định và luôn biến đổi theo thời gian. Cái mà chúng ta gọi là ngữ pháp, thực chất chỉ là sự phản ánh của một ngôn ngữ nào đó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó mà thôi.

Hãy coi ngữ pháp là một người bạn đồng hành trong quá trình học tiếng Anh, bạn sẽ thấy việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

Vậy chúng ta có cần học ngữ pháp để giao tiếp được Tiếng Anh hay không?

Câu trả lời là không!

Nhiều người Việt Nam sang nước ngoài, sống và lao động, họ có thể sử dụng tiếng Anh trong một thời gian dài mà chẳng cần phải biết đến ngữ pháp tiếng Anh là gì? Trẻ em cũng vậy. Chúng có thể nói mà chẳng cần phải học ngữ pháp nào cả. 

Nhưng nếu bạn thực sự muốn học một ngôn ngữ nào đó theo bài bản, có trước có sau thì bạn chắc chắn phải học ngữ pháp, nó sẽ giúp bạn học Tiếng Anh nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều”.

Chúng ta phải coi ngữ pháp như là một thứ hữu ích có thể giúp chúng ta học tiếng Anh hiệu quả, coi nó là một người bạn đồng hành đắc lực. Một khi bạn nắm bắt được ngữ pháp (hay hiểu được hệ thống của ngôn ngữ), bạn sẽ dễ dàng tự học được thêm rất nhiều điều mà không cần phải đến bất kỳ trung tâm Anh ngữ hay trường lớp nào cả.

Vì vậy, hãy suy nghĩ một cách tích cực về khái niệm ngữ pháp. Hãy coi nó như là một tấm bản đồ chỉ đường, một thứ mà bạn có thể sử dụng nó theo ý của chính mình.

Vì sao mọi người rất ngại học ngữ pháp tiếng Anh (1)


Để học ngữ pháp có hiệu quả

Nhiều người cho rằng học ngữ pháp rất khô khan với toàn những quy luật khó nhớ và dễ quên. Xin mách bạn một số cách học ngữ pháp của tiếng Anh như sau:

- Học các quy luật.

Ví dụ: Cách thành lập và cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành (present perfect).

- Thực hành ngay các cách áp dụng này vào tình huống thực tế.

Ví dụ: Tập viết một mẫu đối thoại ngắn, chỉ khoảng 4-5 câu, sử dụng thì hiện tại hoàn thành. Sau đó tìm thêm tình huống vui vui để thực hành cho tới khi nhuần nhuyễn.

- Đừng quên ngữ pháp tiếng Anh có khá nhiều ngoại lệ. Khi gặp các ngoại lệ này, bạn cần ghi chú kỹ, đối chiếu với quy luật để có thể nhớ được.

Ví dụ: Quy luật không sử dụng mạo từ (article) “The” trước tên một quốc gia, nhưng phải nói The United States, the United Kingdom để chỉ Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh.

- Thực hành thường xuyên. Chỉ cần bỏ một thời gian ngắn là bạn có thể quên ngay các quy luật hoặc cách sử dụng đã học.

Ví dụ: Như thì quá khứ của các động từ bất quy tắc. Bạn có thể đưa ra chỉ tiêu cho mình là mỗi ngày đặt câu ngắn với 5 động từ bất quy tắc.

Chung quanh bạn còn có rất nhiều tình huống thực để áp dụng hữu hiệu các quy luật ngữ pháp tiếng Anh. Thế thì bạn còn chờ gì nữa?!

Cách ghi nhớ vị trí của tính từ trong tiếng anh

Vị trí của tính từ trong tiếng Anh, có rất nhiều quy tắc và cách ghi nhớ khác nhau, Bài nãy hướng dẫn các bạn hệ thống lại các quy tác để nhớ và sử dụng tính từ một cách dễ dàng.

Nếu có các tính từ liền nhau trong câu thì sẽ có những nguyên tắc khiến cho người học cảm thấy khó khăn khi nhớ. Chuyên mục Ngữ pháp tiếng Anh - sẽ giúp bạn hệ thống kiến thức để ghi nhớ chúng một cách dễ dàng. Chúng ta nói a fat old lady, nhưng lại không thể nói an old fat lady, a small shiny black leather handbag chứ không nói là a leather black shiny small handbag. Những tính từ ấy tại sao lại được sắp xếp như vậy? Cùng học trong bài này nhé! 


1. Tính từ về màu sắc (color), nguồn gốc (origin), chất liệu (material) và mục đích (purpose) thường theo thứ tự sau:

Cách ghi nhớ vị trí của tính từ trong tiếng anh


2. Các tính từ khác ví dụ như tính từ chỉ kích cỡ (size), chiều dài (length) và chiều cao (height) …thường đặt trước các tính từ chỉ màu sắc, nguồn gốc, chất liệu và mục đích. 

Ví dụ:

a round glass table (NOT a glass round table) (Một chiếc bàn tròn bằng kính).
a big modern brick house (NOT a modern, big brick house) (Một ngôi nhà lớn hiện đại được xây bằng gạch)

3. Những tính từ diễn tả sự phê phán (judgements) hay thái độ (attitudes) ví dụ như: lovely, perfect, wonderful, silly…đặt trước các tính từ khác. 

Ví dụ:
a lovely small black cat. (Một chú mèo đen, nhỏ, đáng yêu).

beautiful big black eyes. (Một đôi mắt to, đen, đẹp tuyệt vời)

Nhưng để thuộc các qui tắc trên thì thật không dễ dàng, chúng tôi xin chia sẻ một bí quyết hữu ích (helpful tips) giúp các bạn có thể ghi nhớ tất cả những quy tắc phức tạp đó. Thay vì nhớ các quy tắc khác nhau kia bạn hãy nhớ một cụm từ viết tắt thôi nhé! : “OpSACOMP”, trong đó:

Opinion - tính từ chỉ quan điểm, sự đánh giá. Ví dụ: beautiful, wonderful, terrible…
Size - tính từ chỉ kích cỡ. Ví dụ: big, small, long, short, tall…
Age - tính từ chỉ độ tuổi. Ví dụ : old, young, old, new…
Color - tính từ chỉ màu sắc. Ví dụ: orange, yellow, light blue, dark brown ….
Origin – tính từ chỉ nguồn gốc, xuất xứ. Ví dụ: Japanese,American, British,Vietnamese…
Material – tính từ chỉ chất liệu . Ví dụ: stone, plastic, leather, steel, silk…
Purpose – tính từ chỉ mục đích, tác dụng.


Cách ghi nhớ vị trí của tính từ trong tiếng anh (1)


Ví dụ khi sắp xếp cụm danh từ a /leather/ handbag/ black Ta thấy xuất hiện các tính từ:

leather chỉ chất liệu làm bằng da (Material)
black chỉ màu sắc (Color)

Vậy theo trật tự OpSACOMP cụm danh từ trên sẽ theo vị trí đúng là: a black leather handbag. Một ví dụ khác: Japanese/ a/ car/ new/ red / big/ luxurious/ Bạn sẽ sắp xếp trật tự các tính từ này như thế nào?

tính từ đỏ (red) chỉ màu sắc (Color)
tính từ mới (new) chỉ độ tuổi (Age)
tính từ sang trọng (luxurious) chỉ quan điểm, đánh giá (Opinion)
tính từ Nhật Bản (Japanese) chỉ nguồn gốc, xuất xứ (Origin).
tính từ to (big) chỉ kích cỡ (Size) của xe ô tô.

Sau khi các bạn xác định chức năng của các tính từ theo cách viết OpSACOMP, bạn sẽ dễ dàng xác định lại trật tự của câu này như sau: a luxurious big new red Japanese car. Hy vọng helpful tips trên sẽ thật sự hữu ích với các bạn trong việc ghi nhớ trật tự các tính từ. Giờ thì hãy cùng Global Education thực hành một bài tập nhỏ dưới đây, và đừng quên công thức đồng hành “OpSACOMP” của chúng ta các bạn nhé!

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Từng bước một là cách tốt nhất để học ngữ pháp tiếng anh

Từng bước một là cách tốt nhất để học ngữ pháp tiếng anh: Bí quyết về việc học ngữ pháp tiếng Anh là quan trọng hơn cả. Đừng nhồi nhét quá mức. Hãy luôn bắt đầu với những phần nhỏ và dần dần tăng cường lượng kiến thức. Nếu bạn bắt đầu với khối lượng kiến thức quá lớn, bạn có thể sẽ cảm thấy choáng ngợp.

Làm thế nào để học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả ? Quả thực điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trên thực tế, việc học ngữ pháp thường khá khó khăn. Dưới đây là một số mẹo và thủ thuật làm thế nào để học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả. Dưới đây là các bài liên quan giúp ích bạn trọng trong việc học tiếng anh:

Bắt đầu Với Đọc và Nghe


Từng bước một là cách tốt nhất để học ngữ pháp tiếng anh


Khi bạn bắt đầu học ngôn ngữ, bạn thường bắt đầu với kỹ năng đọc và nghe, và sau đó là viết và nói. Ngữ pháp sử dụng trong lời nói khôngquá nghiêm ngặt như ngữ pháp sử dụng trong văn bản, do vậy sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi học ngữ pháp tiếng Anh trong ngôn ngữ nói trước tiên.

Khi bạn cảm thấy khá tốt về việc sử dụng tiếng Anh nói, bạn có thể bắt đầu làm quen với ngữ pháp trang trọng. Có rất nhiều điều bạn cần phải học để sử dụng ngữ pháp phù hợp trong lời nói và trong văn bản. Bạn có các loại từ như động từ, danh từ, trạng từ, đại từ, cấu trúc câu, v.v… Bạn cũng sẽ cần phải biết thì quá khứ, hiện tại và thì tương lai của các từ.

Một cách học tiếng Anh là hãy thư giãn với nó. Hãy tìm ra một trò chơi giáo dục được thiết kế cho trẻ em hoặc người lớn đang học ngữ pháp. Bạn có thể tìm thấy tất cả các loại trò chơi trực tuyến, các trò chơi video, và thậm chí cả các trò chơi tập thể và Flashcards. Một số trò chơi có thể chơi một mình và cũng có những trò chơi có thể chơi trong một cộng đồng. Đây là một cách thú vị và đầy tính giáo dục giúp bạn tìm hiểu những gì bạn cần biết để viết và nói đúng ngữ pháp tiếng Anh.

… và đọc thật nhiều

Một cách tốt khác về việc học ngữ pháp tiếng Anh là đọc. Khi đọc sách, đoạn văn, hay các bài viết bằng tiếng Anh, hãy tập trung vào cách các thành tố ngữ pháp sắp xếp như thế nào. Bạn nên tìm các khía cạnh ngữ pháp mà bạn muốn ghi nhớ, đánh dấu chúng lại và hãy nghĩ xem lý do tại sao nó được sử dụng như vậy. Khi bạn có câu trả lời, hãy tham khảo sách hướng dẫn ngữ pháp để biết bạn sử dụng đúng quy tắc ngữ pháp đến mức đô nào.

Tự đặt ra mục tiêu cho bản thân

Một mẹo nữa về việc làm thế nào để học ngữ pháp tiếng Anh là thiết lập những mục tiêu nhỏ cho chính mình. Mục tiêu có thể là học cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh khoảng 15 đến 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể học 5 ngày trong một tuần và sau đó vào ngày thứ 6 hay xem xet lại tất cả những điều các bạn đã học được. Đến ngày thứ 7, bạn hay nghỉ ngơi và thư giãn vì bạn đã học hành chăm chỉ cả tuần. Tiếp cận mục tiêu lớn của bạn bằng cách thực hiện các mục tiêu nhỏ từng bước từng bước một trong cả quá trình thì dễ dàng hơn nhiều việc học tất cả một kiến thức cùng một lúc. Đọc thêm  Làm thế nào để học tiếng anh Nhanh và hiệu quả?

Từng bước một là cách tốt nhất để học ngữ pháp tiếng anh (1)


Khi bạn nghĩ rằng "điều này thật là nhàm chán", hãy cố gắng không nghĩ về nó theo cách đó. Luôn ghi nhớ động cơ học tập là điều quan trọng nhât và nếu biết thay đổi một chút thì việc học có thể trở nên rất thú vị. Bạn hãy tìm một số loại văn bản bằng tiếng Anh mà người bản ngữ thường sử dụng và cố gắng tìm ra ý nghĩa của nó. Bạn cũng có thể kiểm tra kỹ năng của mình bằng cách truy cập vào trang web về những người nổi tiếng và cố gắng tìm hiểu sự thật về người nổi tiếng yêu thích của bạn.
Bí quyết cuối cùng của tôi về việc học ngữ pháp tiếng Anh là quan trọng hơn cả. Đừng nhồi nhét quá mức. Hãy luôn bắt đầuvới những phần nhỏ vàdần dần tăng cường lượng kiến thức. Nếu bạn bắt đầu với khối lượng kiến thức quá lớn, bạn có thể sẽ cảm thấy choáng ngợp và bỏ cuộc và đó làđiều cuối cùngmà bạn hay tôimuốn nghĩ tới. Bạn nên luôn nhận thức khi nào làthời gianthích hợp để ngừng lại việc học vàthư giãn đôi chút. Bạn sẽ nhận thấy rằng việc học tập có thể sẽ vui vẻ và dễ dàng hơn nhiều nếu bạn không tự đẩy mình vượt qua giới hạn của chính bạn.

Học ngữ pháp tiếng anh: How many times - How long

Học ngữ pháp tiếng anh: How many times - How long. How long...? được dùng để đặt câu hỏi về khoảng thời gian - bao lâu. How long...? cũng có thể được dùng để hỏi về độ dài được đo đạc của một vật gì đó. Nếu bạn dùng cấu trúc câu How many times…?, bạn hỏi về con số cụ thể mỗi lần một việc gì xảy ra.

Hỏi: Tôi hay phạm cùng một lỗi khi nói tiếng Anh. Tôi thường lúng túng khi nào thì dùng How many times và khi nào dùng How long. Có thể chỉ giúp tôi cách dùng?

Trả lời: How long...? được dùng để đặt câu hỏi về khoảng thời gian - bao lâu.

Học ngữ pháp tiếng anh: How many times - How long



Hãy xem các ví dụ sau:

'How long have you been waiting?' 'Only for a minute or two.'
'How long have they been married?' 'Oh, for a very long time. More than 25 years.'
'How long will the concert last?' 'It should be over by ten o' clock, I think.'
'How long was your stay in Malaysia?' 'The project lasted for two years, but I was there for two and a half years.'
'How long have you been living in this house?' 'For 12 years now, ever since my mother died.'
'How much longer can you stay?' 'Not much longer. For another ten minutes perhaps. I have to be home before midnight.'

Xin lưu ý cấu trúc này thường được dùng với giới từ "for" hoặc "since" trong câu trả lời.

How long...? cũng có thể được dùng để hỏi về độ dài được đo đạc của một vật gì đó. 

Sau đây là một số ví dụ:

'How long was the wedding dress?' 'It was very short, knee-length really.'
'I see you are growing your hair. How long do you want it to be?' 'Shoulder-length at least.'
Nếu bạn dùng cấu trúc câu How many times…?, bạn hỏi về con số cụ thể mỗi lần một việc gì xảy ra.

Hãy xem các ví dụ sau:

'How many times have you read that book?' 'At least ten times. I really like it.'
'How many times did you visit them last summer?' 'Almost every weekend.'
'How many times did the phone ring last night?' 'We must have had about twenty calls.'
'How many times have I told you not to play football in the garden?'

Xin lưu ý cấu trúc How often...? thường được dùng thường xuyên hơn cấu trúc How many times...? 


Học ngữ pháp tiếng anh: How many times - How long (1)


Khi bạn dùng cấu trúc này bạn hỏi một việc gì đó xảy ra thường xuyên như thế nào. Không giống How many times...? vốn thường được dùng để nói tới những dịp trong quá khứ,

How often...? được dùng để nói tới các tình huống trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 

Hãy xem các ví dụ sau:

'How often do you plan to play tennis this summer?' 'As often as possible. Every day, if I can.'
'How often will you visit your mother in hospital?' 'I shall try to visit at least once a week.'
'How often did you go to the cinema when you were young?' 'Every weekend, without fail. There was no television then.'
'How often do you go to the big supermarket to do your shopping?' 'Not very often. Perhaps once a month.'
'When you lived in London, how often did you go to the theatre?' 'We used to go three or four times a year - something like that.'

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh - P2

Xem phần 1 để biết những lí do khác khiến bạn học tiếng Anh chưa giỏi!

4. Nối mạng để học tiếng Anh?

Nếu bạn muốn nối mạng để học tiếng Anh, đó là một ý tưởng không tồi bởi, ngày nay, tất cả những gì bạn cần đều có trên mạng, bạn chỉ cần gõ và click tìm kiếm, tất cả những gì bạn cần đều hiện ra trước mắt. Bạn có thể học tiếng Anh qua mạng mà chẳng cần đến lớp. Rất nhiều website học tiếng Anh online với nhiều kiến thức hữu ích sẽ giúp bạn học tốt tiếng Anh từ: ngữ pháp, từ vựng, phát âm và thậm chí cả tiếng Anh giao tiếp….


6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh - P2


5. Học từ vựng một cách máy móc và không hệ thống


Học tiếng Anh không chỉ đơn giản là học ngữ pháp, bạn cần học cả từ vựng, cách phát âm…. Bạn hãy học cả câu để có thể nhớ từ đó được lâu hơn và nhớ cả cách sử dụng chúng như thế nào. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để diễn đạt ý kiến của mình. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mình có, có thể rất ít nhưng lại đủ ý để diễn đạt, trong khi đó, nhiều người biết rất nhiều từ mới những lại không biết áp dụng để thành lập câu. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
Chủ đề: Friend, work, love, family…
Động từ và danh từ đi liền kề: earn money, do homework vv…
Động từ kép: to grow up, to turn on, to take care vv...
Ngữ cố định: according to me, in my point of view, by the way…
Thành ngữ: as cool as cucumber, go cold turkey, pull up your socks vv…
Ngữ có giới từ: in summer, at mealtime, in January, in 2009 …

6. Chào thua “sự kiên trì”


6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh - P2 (1)


Một trong những điều kiện cần đó là bạn cần phải kiên trì học, với bất cứ môn học nào cũng vậy. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản khi học mãi mà không hiểu, và chính điều này sẽ khiến bạn đầu hàng ngay lập tức với những khó khăn trong việc học. Bạn nên nhớ sự thành công thường đạt được nhờ vào sự kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc khi gặp bất cứ khó khăn nào. Khi bạn tự tin nói tiếng Anh tức là bạn đã vượt qua khó khăn và chán nản ban đầu và bạn sẽ thấyv thích thú khi học ngoại ngữ cho mà xem.
Khắc phục và tự hoàn thiện những yếu điểm này, cũng như áp dụng phương pháp học đúng và phù hợp bạn sẽ thấy để “giỏi tiếng Anh” cũng không đến nỗi quá khó khăn. Chúc các bạn luôn tự tin và sớm thành công!



6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh - P1

Bạn cày tiếng Anh cả ngày lẫn đêm với những chồng sách cao, đăng kí thật nhiều lớp học tại các trung tâm Anh ngữ…. Nhưng kết quả bạn thấy vẫn chẳng được bao nhiêu nên bạn nản chí. Vậy, lí do vì đâu mà bạn học tiếng Anh vẫn chưa giỏi?

1 . Bạn rất sợ khi phải nói tiếng Anh?

Bạn có sợ nói tiếng Anh không? Đó là nhược điểm mà hầu hết người nói tiếng Anh đều sợ, nhưng nếu đã sợ nói tiếng Anh thì bạn học tiếng Anh để làm gì vậy? Mắc lỗi có thể giúp bạn học được rất nhiều. Khi giao tiếp với người nước ngoài chắc chắn thì dù là người nói tiếng Anh rất khá vẫn có thể mắc những lỗi nhỏ, đó là điều rất bình thường, bạn chỉ cần diễn đạt sao cho người ta hiểu ý của bạn thôi. Điều quan trọng là bạn hãy “speak without fear” và biết cách “learn from mistakes” sau mỗi lần mắc lỗi. Bạn sẽ thấy không sợ phải nói tiếng Anh nữa.

6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh - P1


2. Chưa biết cách tạo ra cho mình một môi trường học tiếng Anh

Kinh nghiệm sương máu của những người giỏi tiếng Anh đó là biết cách tạo cho mình một môi trường học tiếng Anh thuận tiện. Môi trường mà bạn có thể nghe, đọc tiếng Anh ở bất cứ đâu. Ví dụ bạn có thể học từ vựng bằng cách ghi từ ra các mẩu giấy và dán ở những nơi mà bạn hay nhìn thấy nhất. Khi đã học thuộc và nhớ kĩ cách dùng những từ ấy rồi bạn có thể thay bằng các từ mới khác để học tiếp. Khi đi ra ngoài bạn hãy chịu khó để ý tới những biển báo, tên công ty, biển quảng cáo…có ghi chú bằng tiếng Anh và suy nghĩ tại sao các cụm từ lại được viết như vậy?
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh để cùng những thành viên khác nói tiếng Anh...Bằng các cách này, ngày nào bạn cũng sẽ học được một vốn từ và cấu trúc kha khá mà không cảm thấy quá vất vả như ngồi ghi ghi chép chép và nhồi vào đầu cả một lượng từ vựng lớn.

3. Chưa xác định cách học phù hợp


Bạn đã xác định đúng mục tiêu học tiếng Anh của mình chưa? Tại sao có những bạn học rất chăm chỉ mà vốn tiếng Anh chẳng khá hơn là bao. Bởi, học tiếng Anh là một quá trình lâu dài và bạn phải học thật chăm chỉ mới mong có thể nói tiếng Anh giao tiếp một cách thành thạo và tuy nhiên, cách học phù hợp cũng là điều mà bạn cần để phát triển tốt khả năng ngôn ngữ.


6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh - P1 (1)


Ví dụ: Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy chuyển sang nghe những bài hát tiếng Anh, xem phim không có phụ đề tiếng Anh, nghe và đoán xem người ta đang nói gì, xem các bản tin tiếng Anh, hay các tạp chí bằng tiếng Anh cũng là cái mà bạn nên thử... Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp, văn phạm, các thành ngữ, cụm từ trong tiếng Anh rồi sau đó và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh….Còn rất nhiều cách học khác mà bạn có thể áp dụng sao cho phù hợp với bản thân và đem lại hiệu quả nhất cho bạn.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Prefixes and Suffixes - Tiền tố và hậu tố trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh có những từ gọi là căn ngữ (root), căn ngữ trong tiếng Anh có thể được ghép thêm vào một cụm từ ở từ đó trước gọi là tiếp đầu ngữ (prefix) hay tiền tố. Tùy thuộc vào nghĩa của từ mà nó được thêm nào mà dịch nghĩa của từ sau khi đã thêm tiền tố. Tương tự như vậy ta có từ được ghép vào cuối của một từ gọi là tiếp vị ngữ hay hậu tố.

Ví dụ:

Căn ngữ happy nghĩa là hạnh phúc.

Tiền tố un- có nghĩa là không.

Hậu tố -ness có nghĩa là sự việc,…

Từ đó ta có 2 từ sau:

unhappy :bất hạnh

happiness :niềm hạnh phúc

Và có cả những từ vừa có thêm tiền tố và hậu tố.
 
Ví dụ:

unhappiness :sự bất hạnh.

Tất cả các từ bắt nguồn từ một căn ngữ được gọi những từ cùng gia đình (familiar).

Như vậy nếu biết được một số tiền tố và hậu tố,  khi gặp bất kỳ một từ nào mà ta đã biết căn ngữ của nó ta cũng có thể đoán được nghĩa của từ mới này. Đây cũng là một cách hiệu quả để ta có thể học được nhiều từ mới hơn. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, điều này chỉ có thể được áp dụng 1 chiều là dịch Anh - Việt và không được áp dụng ngược lại.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự tiện ghép các tiền tố hay hậu tố vào bất cứ từ căn ngữ nào.

Prefixes

Các tiền tố dis-, in-, un- đều có nghĩa là không. Nhưng với un- nghĩa không mạnh hơn các tiền tố dis-,in-. Căn ngữ ghép với un- có nghĩa gần như ngược lại của từ căn ngữ.

Ví dụ:

clean :sạch

unclean :dơ bẩn

agree :đồng ý

disagree :không đồng ý

mis- :nhầm

to understand :hiểu

to misunderstand :hiểu lầm

re- : làm lại

to read :đọc

to reread :đọc lại

to write :viết

to rewrite :viết lại

Suffixes


- able: có thể được, hậu tố này thường được ghép nối với các động từ để tạo thành tính từ.

to agree :đồng ý

agreeable :có thể đồng ý

to love :yêu

lovable :có thể yêu được, đáng yêu

- ness: sự, hậu tố này thường ghép với tính từ để tạo thành danh từ.

lovable :đáng yêu

lovableness :sự đáng yêu

Đối với các tính từ kết thúc bằng -able khi đổi sang danh từ người ta còn làm bằng cách đổi -able thành -ability.

Ví dụ:

able :có thể, có khả năng

ability :khả năng.

- ish: hơi hơi, thường ghép với tính từ

white :trắng

whitish :hơi trắng

yellow :vàng

yellowish :hơi vàng

- ly: hàng. Thường ghép với các danh từ chỉ thời gian.

day  :ngày daily :hàng ngày

week :tuần weekly :hàng tuần

month :tháng monthly :hàng tháng

year :năm yearly :hàng năm

- Less : không có. Thường ghép với tính từ

care :cẩn thận

careless :bất cẩn

Subjunctive mood - Thể bàng cách trong tiếng Anh

Subjunctive Mood còn gọi là thể Bàng thái cách. Đây là thể khó dùng nhất trong tiếng Anh.

Các động từ chia trong thể bàng cách khá đặc biệt không tuận theo một nguyên tắc nào cả. Hai thì thường được dùng nhất trong thể này là quá khứ bàng cách và quá khứ bàng cách hoàn thành.

Quá khứ bàng cách đối với các động từ thường chia giống như thì quá khứ đơn, đối với động từ to be dùng were cho tất cả các ngôi,

will :would, shall :should, can :could, may :might.

Quá khứ bàng cách hoàn thành cũng được chia như quá khứ bàng cách.

be :had been, will :would have, shall :should have, can :could have, may :might have

Thể bàng cách được dùng đặc biệt trong các trường hợp sau:

Dùng sau các thành ngữ:

I wish (that)… :Tôi ước gì, tôi mong rằng
Suppose (that)… :Giả tỷ rằng…
I had rather (that)… :Tôi thích hơn, tôi muốn…
As if… : chừng như, ra vẻ như, cứ như là
If only… :Ước gì…
It’s (high) time (that)… :Đã đến lúc…
 
Ví dụ:

I wish (that) my sister were here. (Tôi mong rằng chị tôi có mặt ở đây.)
If only I had a new watch. (Ước gì tôi có một chiếc đồng hồ đeo tay mới.)
It is (high) time (that) you took your lunch. (Đã đến lúc anh phải ăn trưa rồi.)
I wish I knew how to write English. (Tôi ước gì tôi biết viết tiếng Anh.)
Do you ever wish you could fly? (Có bao giờ bạn ước rằng bạn bay được không?)
I wish I didn’t have to work. (Tôi ước gì tôi không phải làm việc.)
If only I could see him right now. (Ước gì tôi có thể gặp anh ấy ngay bây giờ.)

Bạn có chú ý rằng, trong các câu trên động từ wish được dùng ở thì hiện tại và động từ sau wish như were, took, had, knew, could,… đều ở thì quá khứ nhưng các câu này vẫn dùng để chỉ hiện tại hay tương lai chứ không phải quá khứ. Khi muốn nói đến quá khứ ta phải dùng quá khứ hoàn thành.

Ví dụ:

I wish my sister were here. (Ở đây ngụ ý tôi muốn hiện tại hay sau này chị tôi có mặt ở đây)
I wish my sister had been here. (Câu này ngụ ý tôi muốn trước đây chị tôi đã có mặt ở đây.)

Câu điều kiện: Conditional Sentences

Thể bàng cách thường được dùng nhất là trong các câu điều kiện (Conditional Sentences). Các câu điều kiện là các câu có mặt mệnh đề If (nếu).

Xét ví dụ sau:

1. If you work hard you will succeed.
2. If you worked hard you would succeed.
3. If you had worked hard you would have succeeded.

Trong câu thứ nhất các động từ work, will đều dùng ở thì hiện tại. Câu này được dịch: Nếu anh làm việc tích cực anh sẽ thành công. Ở đây chúng ta sử dụng câu điều kiện để đưa ra một giả thuyết có thể được thực trong hiện tại hay tương lai.

Trong câu thứ hai worked và would ở dạng quá khứ. Trong trường hợp này ta biết điều được giả thiết không bao giờ là có thật. Ví dụ như chúng ta nói điều đó với một người mà chẳng bao giờ làm việc tích cực cả.

Trong câu thứ ba các động từ này ở dạng quá khứ hoàn thành. Trường hợp này là một giả thiết không có thật trong quá khứ. Ví dụ trong trường hợp ta nói điều này với một người hiện giờ đang thất bại và hiện tại ta đặt giả thiết rằng giá như người đó đã làm việc tích cực thì bây giờ đã có thể thành công rồi cứ đâu có thất bại.

Một số ví dụ khác:

If I were King, you would be Queen. (Nếu anh là vua em sẽ là hoàng hậu.) (nhưng thật ra anh không phải là vua)
If I knew her number, I would telephone her. (Nếu tôi biết số điện thoại của cô ấy, thì tôi sẽ gọi cô ấy) (nhưng thật ra tôi không biết.)
Tom would travel if he had money. (Tom sẽ đi du lịch nếu anh ta có tiền.)
If I had known that you were ill, I would have gone to see you. (Nếu như tôi biết anh bệnh thì tôi đã đến thăm anh rồi.) (có nghĩa là trước đây anh bệnh nhưng tôi không biết)

Người ta cũng thường dùng could hoặc might thay cho would.

Ví dụ:

She could get a job more easily if she could type. (Cô ta có thể tìm việc dễ dàng hơn nếu cô ta biết đánh máy.)

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Tìm hiểu về tags Question (Câu hỏi đuôi)

Xem ví dụ sau: 
It was a good film, wasn’t it? (Đó là một bộ phim hay, phải không?)

Câu này gồm có hai phần, trước và sau dấu phẩy. Phần thứ nhất được viết bằng câu khẳng định (Positive). Phần thứ hai ở thể nghi vấn phủ định. Phần nghi vấn này được thành lập bằng chủ ngữ và trợ động từ của phần thứ nhất.

Dạng câu hỏi này được gọi là câu hỏi đuôi (Tags Question). Phần câu hỏi này được dịch là phải không, phải không nào hay ý nghĩa tương tự nhu vậy tùy thuộc vào câu của người nói. Câu hỏi có dạng nghi vấn phủ định nếu phần thứ nhất là khẳng định. Nếu câu ở phần thứ nhất là phủ định thì câu hỏi sẽ là nghi vấn. 

Xem kỹ các ví dụ sau:

Tom won’t be late, will he? (Tom sẽ không bị trễ, phải không?)

They don’t like us, do they? (Họ không thích chúng tôi, phải không?)

Ann will be here soon, won’t she? (Chẳng bao lâu nữa Ann sẽ có mặt ở đây, phải không?)

They were very angry, weren’t they? (Họ giận lắm phải không?)

Ý nghĩa của câu hỏi đuôi còn tùy thuộc vào cách mà người dùng nói. Nếu đọc xuống giọng ở cuối câu hỏi thì thực sự chúng ta không mong muốn hỏi mà ta đang trông chờ người ta đồng ý với ý kiến mình đang nói. Khi lên giọng ở cuối câu hỏi thì đó thực sự là một câu hỏi.

Chúng ta cũng cần để ý ý nghĩa của câu trả lời Yes hoặc No đối với câu hỏi đuôi. Cùng xem trường hợp sau:

You’re not going to work today, are you? (Hôm nay bạn không có làm việc à?)

Yes. (=I am going) (Có)

No. (= I’m not going) (Không)

Đối với các câu mệnh lệnh câu hỏi đuôi dùng trợ động từ will hoặc shall. Ví dụ:

Let’s go out, shall we? (Chúng ta đi ra ngoài đi, được không?)

Open the door, will you? (Mở cửa ra đi, được không?)

Don’t be late, will you? (Đừng trễ, nhé?)

Lưu ý: trong câu hỏi đuôi ta dùng aren’t I chứ không phải am I not?. 
Ví dụ: 9I’m late, aren’t I? (Tôi đến trễ, phải không?)

Cách nói My own (Của riêng tôi)

Ta có thể dùng own để chỉ một cái gì đó của riêng mình, không chia sẻ và không vay mượn của ai:

Ví dụ: my own house (ngôi nhà của riêng tôi)

           his own car (chiếc xe của riêng anh ấy)

           her own room (phòng riêng của cô ấy)…

Own luôn đi trước danh từ và đứng sau đại tính từ sở hữu. Và do ý nghĩa của nó ta chỉ có thể nói my own…, his own…, your own…,… chứ không nói an own…

Ví dụ:

           Many people in England have their own house. (không nói an own house)

           (Nhiều người ở nước Anh có nhà riêng).

           I don’t want to share with anyone. I want my own room. 
           (Tôi không muốn chia sẻ với ai hết. Tôi muốn căn phòng của riêng tôi)

           Why do you want to borrow my car? Why can’t you use your own car?
           (Sao anh lại muốn mượn xe tôi? Sao anh không dùng xe của mình?)

Ta cũng có thể dùng own trong trường hợp mình tự làm điều gì đó, thay vì chờ người khác làm nó cho mình. 

Ví dụ: 
            Ann always cut her own hair. (Ann luôn luôn tự cắt tóc cho mình)

            Do you grow your own vegetables? (Tự anh trồng rau lấy à?)

ON MY OWN, BY MYSELF

Các thành ngữ on + tính từ sở hữu + own như on my own, on your own, on his own,… và by + reflexive pronoun như by myself, by yourself, by himself,… đều có nghĩa là một mình.

Ví dụ:

I like to live on my own

I like to live by myself (Tôi muốn sống một mình)

He’s sitting on his own in a cafe

He’s sitting in a cafe by himself. (Anh ta ngồi một mình trong quán cà phê)

She went to church on her own.

She went to church by herself. (Cô ta đi nhà thờ một mình)

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Sự khác nhau giữa 'think of' và 'think about'

Sự khác nhau cơ bản giữa 'think of' và 'think about'. Bạn cần phải xem xét từ nào phù hợp nhất khi đi Think of và Think about.

Về cơ bản thì "think of" thường có nghĩa là "tưởng tượng" - imagine - trong khi "think about" thường có nghĩa gần hơn với "consider" - xem xét, suy nghĩ.

Bởi vậy sự khác nhau giữa hai động từ kép này sẽ phụ thuộc vào ngữ cảnh mà người sử dụng dùng chúng như thế nào.

Ví dụ, khi bạn nói "I am thinking of a tropical beach, please don't interrupt me." Có thể dịch là: Tôi đang nghĩ tới, tưởng tượng ra hình ảnh bờ biển nhiệt đới, tôi đang mơ về nơi đó.

Còn nếu trong ví dụ khác khi bạn nói: They are thinking about whether to agree to the sale thì "think about" ở đây có nghĩa là đang suy nghĩ, xem xét - they are considering the sale.

Trong những trường hợp như trên, thì một cách dùng này thường hay được sử dụng thay cho cách dùng kia trong những ngữ cảnh nhất định nào đó, như hai ví dụ trên.

Tuy nhiên khi chúng ta nói về người, chúng ta thường dùng cả hai và chúng đều có nghĩa tương tự như nhau.

Ví dụ, nếu bạn tôi bị tai nạn và phải vào bệnh viên, tôi có thể gửi hoa và một tấm thiếp tới cho bạn với lời nhắn gửi mà trong đó chúng ta có thể dùng cả hai từ này mà vẫn đúng với ngữ cảnh và ý nghĩa thì không thay đổi là mấy: Think of và Think about: "I'm thinking of you," hay "I'm thinking about you", 

Sự khác nhau giữa các từ maybe, perhaps, và possibly

Sự khác nhau giữa các từ maybe, perhaps, possibly và cách sử dụng các từ này trong từng ngữ cảnh khác nhau. Tất cả các từ này ít nhiều đều giống nhau về nghĩa, đều cho thấy là một điều gì đó là có thể xảy ra trong thời gian tới, có thể thực hiện được, có thể là có thực. v.v.

Tuy nhiên sự khác nhau thực sự về ngữ nghĩa giữa các từ này phụ thuộc vào từng ngữ cảnh khác nhau mà người dùng sử dụng.

Với từ maybe, ta có thể nói đây là một từ không trịnh trọng, thường được dùng trong giao tiếp hàng ngày.
Ví dụ như câu: Maybe we'll skip school today. Hoặc là dùng trong câu: Are you going to Anna's party?" " Hmmm... maybe."

Với "perhaps", có thể nói đây là một từ lịch sự hơn, nhưng lại không quá trịnh trọng mà cũng không quá khiếm nhã. Đây là một cách chung chung để diễn tả khả năng có thể xảy ra, chẳng hạn như: "There were 200, perhaps 250, people at the theatre". Hay: "Perhaps we should start again".

Và cuối cùng là "possibly". Chúng ta có thể dùng "possibly" trịnh trọng hơn hai từ nêu trên, đặc biệt thường được dùng trong thỏa thuận hay bất đồng. Chẳng hạn để trả lời câu hỏi: "Do you think he will apply for the job?", câu trả lời có thể là "Hmm. Possibly, possibly not". Hay: "He may possibly decide to apply for the job".

Nhìn chung, mặc dù không phải trong hầu hết các trường hợp, nhưng chúng ta phân biệt từng trương hợp khi sử dụng các từ maybe, perhaps, Possibly theo từng mức độ cửa dự trịnh trọng: thân mật, không trịnh trọng tới chung chung, không thân mật, không trịnh trọng, và trịnh trọng hơn một chút.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Sự khác biệt giữa "Look", "Watch" và "See"

Sự khác nhau giữa "Look", "Watch" và "See". Look, See và Watch đều là những động từ có vẻ giống nhau về ý nghĩa. Tuy nhiên vẫn có những sự khác biệt giữa cách dùng những từ này. Cùng học bài này để hiểu về sự khác nhau giữa chúng:

Khi chúng ta nói "see" nó có nghĩa là ta không thể không nhìn, nó hiện trước mắt chúng ta và ta phải nhìn nó. Chẳng hạn chúng ta có câu:

Ex: I opened the curtains and saw some birds outside - Tôi kéo rèm cửa sổ và (trông) thấy mấy con chim ở bên ngoài.

Như vậy có nghĩa là chúng ta không chủ định nhìn/xem/ngắm những con chim đó, mà chỉ là do mở cửa thì trông thấy chúng.

Sự khác biệt giữa "Look", "Watch" và "See"

Khi chúng ta dùng động từ 'look', nó có nghĩa rằng, ta đang nhìn một cái j đó, có chủ định,

Do vậy, có thể nói:

Ex: This morning I looked at the newspaper" - Sáng nay tôi xem báo, và có nghĩa là tôi chủ định đọc báo, xem báo.

Chúng ta dùng 'watch' - theo dõi, xem - một cái gì đó, tức là chúng ta chủ động nhìn nó một cách chăm chú và thường là vì có sự chuyển động trong đó.

Ví dụ, "I watched the bus go through the traffic lights" - Tôi nhìn theo/theo dõi chiếc xe buýt vượt đèn đỏ, hay "I watch the movie" - Tôi xem phim.

Và ở đây có sự việc, sự vật mà chúng ta chủ định muốn nhìn, xem, theo dõi, và nhìn một cách chăm chú.

Khi ta sử dụng các động từ liên quan tới các giác quan, (nhóm từ 'look', 'see' và 'watch' là các động từ về thị giác) thường có sự khác biệt về cách dùng giữa chủ định và không chủ định, vì thế chúng ta có

Ví dụ:I heard the radio" - Tôi nghe tiếng radio, trong trường hợp này tôi không chủ định nghe đài, mà tự nhiên nghe thấy tiếng đài, vậy thôi.

- "I listened to the radio" - tôi nghe radio, ở đây có nghĩa tôi chủ động bật đài lên và nghe đài.

Tương tự chúng ta có ví dụ:

- "I felt the wind on my face" - tôi cảm nhận thấy làn gió trên mặt mình, ở đây hoàn toàn không chủ định nhưng nó tự xảy ra và tôi đã cảm nhận thấy nó.

- "I touched the fabric" - tôi sờ vào lớp vải, tôi chủ động 'feel the fabric" sờ vào vải để có cảm giác về nó

Điều quan trọng là khi bạn gặp những động từ về các giác quan khác nhau, hãy sắp xếp chúng lại và thử tìm sự ra khác biệt giữa những động từ đó và kết luận.

Nhớ rằng khi bạn nhìn vào các từ tưởng như giống nhau về ý nghĩa, thì điều quan trọng hơn cả là
tìm hiểu xem sự khác biệt giữa chúng là gì vì cơ bản là chúng không thể dùng thay thế cho nhau trong câu được.

Nhớ rằng dùng 'see' - cho những gì bạn thực sự không chủ định nhìn, mà tự nó xảy ra trước mắt bạn; 'look' - cho những gì bạn chủ định nhìn, xem một cái gì đó; còn sử dụng 'watch' khi chủ định và nhìn/theo dõi/xem một cách chăm chú và thường là vì có sự chuyển động.

Phân biệt expect, hope, anticipate và look forward to

1. EXPECT: 


Chúng ta sử dụng Expect khi muốn thể hiện sự tin tưởng rằng một điều gì đó sẽ xảy ra trong thời gian tương lai.

Ex: She expected him to arrive on the next train.
      (Cô ấy trông mong anh ấy về trong chuyến tàu sắp tới).

2. HOPE: Có nghĩa là hi vọng.


Ex: He hopes that his favorite TV program would not be cancelled.
      (Anh ấy hi vọng chương trình TV yêu thích của mình sẽ không bị hoãn).

3. ANTICIPATE: 


Động từ này có ý nghĩa là “đưa ra quyết định, hành động và tin rằng một hành động, sự kiện khác nào đó sẽ xảy ra”. Tức là hệ quả của hành động đó.

Ex: He anticipated the fall in the stock market by selling all his shares. 
      (Anh ấy tin rằng giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh nên đã bán hết lượng cổ phiếu đang nắm giữ).

4. LOOK FORWARD TO: 


Cụm động từ này mang nghĩa “hào hứng chờ đón một điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai” gần.

Ex: He was looking forward to a long holiday once the contract was signed.
      (Anh ấy háo hức chờ đợi đến kì nghỉ sau khi hợp đồng được kí kết).

Look forward to thường được dùng trong phần cuối của một bức thư thể hiện sự mong chờ phía người nhận được sẽ gửi lại thư hồi đáp.

Ex: I look forward to hearing from you again.
      (Tôi rất mong sớm nhận được hồi âm của anh/chị).
      I am looking forward to getting information from you soon.
      (Mình rất mong sớm nhận được thông tin của cậu.)

Trên đây là sự khác nhau về ý nghĩa và cách sử dụng của 4 động từ có cùng một nghĩa “mong chờ”. 

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Câu tường thuật trong ngữ pháp tiếng Anh


Reported Speech là câu tường thuật khi bạn cần tường thuật lại một lời nói của ai đó chúng ta sẽ dùng thể Reported Speech. Cũng xét ví dụ sau: 

Bạn gặp Tom, Tom nói chuyện với bạn và bạn kể lại cho một ai đó nghe lời Tom nói. Chúng ta có hai cách để làm điều này:

Tom said: ‘I’m feeling ill’. - (Tom nói: ‘Tôi muốn bệnh.’)

Đây là dạng tường thuật trực tiếp (Direct Speech). Ở đây ta lặp lại y nguyên lời Tom nói.

Tom said (that) he was feeling ill. - (Tom nói (rằng) cậu ta muốn bệnh.)

Đây là dạng Reported Speech, chúng ta lặp lại lời Tom bằng câu nói của mình. 

Khi chúng ta tường thuật lại lời nói của ai khác là chúng ta đang nói đến một điều của quá khứ. Vì vậy mệnh đề tường thuật thường chuyển đi một cấp quá khứ so với câu nói trực tiếp. Để ý trong câu trên Tom nói ‘I am’ và khi chúng ta tường thuật lại là he was.

Như vậy để thành lập một Reported Speech, đơn giản chúng ta ghép nội dung tường thuật ở phía sau câu nói và hạ thì của động từ trong câu đó xuống một cấp quá khứ, đại từ phải chuyển đổi cho thích hợp với từ.

Ví dụ:

Tom said (that) his parents were very well. - (Tom nói rằng cha mẹ anh ta rất khỏe.)Tom said (that) he was going to give up his job. - (Tom nói rằng anh ta định thôi việc.)Tom said (that) Ann had bought a new car. (Tom nói rằng Ann đã mua một chiếc xe mới.)Tom said (that) he couldn’t come to the party on Friday. - (Tom nói rằng anh ta không đến dự tiệc hôm thứ sáu được.)Tom said (that) he wanted to go on holiday but he didn’t know where to go. - (Tom nói rằng anh ta muốn đi chơi vào ngày nghỉ nhưng anh ta chẳng biết đi đâu.)Tom said (that) he was going away for a few days and would phone me when he got back. - (Tom nói rằng anh ta định đi xa vài ngày và sẽ điện cho tôi khi anh ta trở về.)
Trong trường hợp câu trực tiếp ở Simple Past khi chuyển sang Reported Speech chúng ta có thể giữ nguyên nó hay chuyển sang Past Perfect đều được.

Ví dụ:

direct: Tom said: ‘I woke up feeling ill and so I stayed in bed.’ - (Tom nói: ‘Tôi thức dậy thấy bệnh vì vậy nằm lại giường.’)

reported: Tom said (that) he woke up feeling ill and so stayed in bed.

or: Tom said he had woken up feeling ill and so had stayed in bed.

Khi chúng ta tường thuật lại một điều mà trong hiện tại vẫn còn đúng như vậy không nhất thiết phải chuyển nó sang quá khứ.

Ví dụ:

Tom said New York is bigger than London. - (Tom nói New York lớn hơn Luân đôn.)

Điều cần lưu ý nhất là khi tường thuật lại các câu hỏi và câu mệnh lệnh.

Xét các câu sau:

direct: ‘Stay in bed for a few days’, the doctor said to me. - (”Hãy nằm trên giường vài ngày đã” – bác sĩ nói với tôi.)

reported: The doctor said to me to stay in bed for a few days. - (Bác sĩ bảo tôi nằm trên giường vài ngày đã.)

direct: ‘Don’t shout’, I said to Jim. - (”Đừng có hét”, tôi nói với Jim.)

reported: I said to Jim not to shout. - (Tôi bảo Jim đừng hét.)

direct: ‘Please don’t tell anyone what happened’, Ann said to me. - (”Xin đừng bảo ai điều đã xảy ra” – Ann bảo tôi.)

reported: Ann asked me not to tell anyone what (had) happened. - (Ann xin tôi đừng nói với ai điều đã xảy ra.)

direct: ‘Can you open the door for me, Tom?’, Ann asked. - (”Anh mở cửa dùm tôi được không Tom?”, Ann hỏi.)

reported: Ann asked Tom to open the door for her. - (Ann hỏi Tom mở cửa dùm cô ta.)

Như vậy trong trường hợp này động từ trong câu tường thuật chuyển thành một infinitive có to.

Reported Speech with Questions

Khi tường thuật lại một câu hỏi có từ hỏi chúng ta cũng làm như trên nhưng thứ tự của chủ từ và trợ động từ được đổi lại.

Câu hỏi: Trợ động từ + Chủ từ, Tường thuật Chủ từ + (Trợ động từ)

Ví dụ:

Direct: He asked me: ‘Where are you going?’ - (Ông ta hỏi tôi: “Anh đang đi đâu đấy?”)

Reported: He asked me where I am going. - (Ông ta hỏi tôi đang đi đâu.)

Direct: Ann asked: ‘When did they get married?’ - (Ann hỏi: “Họ đám cưới hồi nào vậy?”)

Reported: Ann asked when they got married. - (Ann hỏi họ đám cưới hồi nào.)

Đặc biệt khi tường thuật lại các câu hỏi không có từ hỏi ta sẽ dùng if hoặc whether.

Cùng xem các câu sau: 

Direct: Tom asked: ‘Do you remember me?’ - (Tom hỏi: “Anh có nhớ tôi không?”)

Reported: Tom asked if I remembered him. or Tom asked whether I remembered him. - (Tom hỏi tôi có nhớ anh ta không.)

Direct: My mother asked me: ‘Do you see Ann?’ - (Mẹ tôi hỏi tôi: “Con có gặp Ann không?”)

Reported: My mother asked me if I saw Ann. or My mother asked me whether I saw Ann. - (Mẹ tôi hỏi tôi có gặp Ann không.)

Vocabulary: to tell, to say

Để ý rằng ta nói tell me nhưng say to me.

Ví dụ:

He said to me that he was very tiered.

He told me that ha was very tired. - (Anh ta bảo tôi rằng anh ta rất mệt.)

at least: ít nhất

I’ll go at least a week. - (Tôi sẽ đi ít nhất là một tuần.)

at first: thoạt tiên

after that: sau đó

At first, he went to my house. After that he went to school. - (Thoạt tiên anh ấy đến nhà tôi. Sau đó anh ấy đi học.)
Sưu tầm

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Ngôn ngữ điện thoại trong tiếng Anh

Nếu chuông điện thoại reo, bạn đừng ngại nhấc lên và trả lời tự tin nhé. Nỗi sợ hãi khi nói chuyện điện thoại bằng ngôn ngữ thứ hai sẽ không còn nếu bạn luyện tập thường xuyên.
Phần khó nhất khi nói chuyện điện thoại bằng ngoại ngữ đó là bạn không thể nhìn thấy người ta, khẩu hình miệng, thái độ, cử chỉ của người đang nói chuyện với mình. Mặc dù bạn có thể không nhận thấy điều đó nhưng trên thực tế, trong các cuộc đối thoại bình thường, bạn thường suy luận từ những cử động miệng người nói, nụ cười, và những cử chỉ.... Nghe điện thoại cũng giống như khi bạn làm một bài tập nghe băng trên lớp, chỉ có điều khác biệt duy nhất ở đây là bạn phải trả lời lại thôi cho nên chẳng có gì phải lo lắng hết, bạn hãy cứ nói một cách tự nhiên nhất nhé!

Ngôn ngữ điện thoại trong tiếng Anh

Các thuật ngữ trong ngôn ngữ điện thoại

Answer: Trả lời điện thoại  
Answering machine: Trả lời tự động  
Busy signal: Tín hiệu máy bận
Call: Gọi điện
Caller: Người gọi điện thoại
Call back/phone back: Gọi lại
Call display: Màn hình hiển thị người gọi
            
Cordless phone: Điện thoại kéo dài
Cellular phone/cell phone: Điện thoại di động
Dial: Quay số, nhấn số
Dial tone: Âm thanh khi quay số
Directory/phone book: Danh bạ điện thoại
Hang up: Cúp máy
Operator: Người trực tổng đài điện thoại
Pager: Máy nhắn tin
Phone: Cái điện thoại, gọi điện thoại
Phone booth/pay phone: Bốt điện thoại công cộng
Pick up: Nhấc máy (để trả lời điện thoại)
Receiver: Ống nghe điện thoại
Ring: Chuông điện thoại reo, tiếng chuông điện thoại
Ringer: Phần chuông báo khi có cuộc gọi đến  

Một số mẫu câu và cấu trúc thường dùng trong cuộc đàm thoại:                                                                             

Trả lời điện thoại
    
Hello? (informal)
Thank you for calling Boyz Autobody. Jody speaking. How can I help you?
Doctor's office.
  
Tự giới thiệu
   
Hey George. It's Lisa calling. (informal)
Hello, this is Julie Madison calling.
Hi, it's Gerry from the dentist's office here.
This is she.*
Speaking.*  
* Người trả lời sẽ nói câu này nếu người gọi không nhận ra giọng họ.
  
Yêu cầu cần gặp ai
   
Is Fred in? (informal)
Is Jackson there, please? (informal)
Can I talk to your sister? (informal)
May I speak with Mr. Green, please?
Would the doctor be in/available?
  
Kết nối với người nghe
     
Just a sec. I'll get him. (informal)
Hang on one second. (informal)
Please hold and I'll put you through to his office.
One moment please.
All of our operators are busy at this time. Please hold for the next available person.
    
Những yêu cầu khác
  
Could you please repeat that?
Would you mind spelling that for me?
Could you speak up a little please?
Can you speak a little slower please. My English isn't very strong.
Can you call me back? I think we have a bad connection.
Can you please hold for a minute? I have another call.
    
Khi nghe hộ điện thoại, ghi lại lời nhắn 
  
Sammy's not in. Who's this? (informal)
I'm sorry, Lisa's not here at the moment. Can I ask who's calling?
I'm afraid he's stepped out. Would you like to leave a message?
He's on lunch right now.Who's calling please?
He's busy right now. Can you call again later?
I'll let him know you called.
I'll make sure she gets the message.
  
Để lại lời nhắn
    
Yes, can you tell him his wife called, please.
No, that's okay, I'll call back later.
Yes, it's James from CompInc. here. When do you expect her back in the office?
Thanks, could you ask him to call Brian when he gets in?
Do you have a pen handy. I don't think he has my number.
Thanks. My number is 222-3456, extension 12.
  
Xác nhận thông tin
   
Okay, I've got it all down.
Let me repeat that just to make sure.
Did you say 555 Charles St.?
You said your name was John, right?
I'll make sure he gets the message.
  
Trả lời tự động
   
Hello. You've reached 222-6789. Please leave a detailed message after the beep.Thank you.
Hi, this is Elizabeth. I'm sorry I'm not available to take your call at this time. Leave me a message and I'll get back to you as soon as I can.
Thank you for calling Dr. Mindin's office. Our hours are 9am-5pm, Monday-Friday. Please call back during these hours, or leave a message after the tone. If this is an emergency please call the hospital at 333-7896.
  
Để lại lời nhắn vào máy trả lời tự động
   
Hey Mikako. It's Yuka. Call me! (informal)
Hello, this is Ricardo calling for Luke. Could you please return my call as soon as possible. My number is 334-5689. Thank you.
Hello Maxwell. This is Marina from the doctor's office calling. I just wanted to let you know that you're due for a check-up this month. Please give us a ring/buzz whenever it's convenient.
  
Kết thúc cuộc thoại
   
Well, I guess I better get going. Talk to you soon.
Thanks for calling. Bye for now.
I have to let you go now.
I have another call coming through. I better run.
I'm afraid that's my other line.
I'll talk to you again soon. Bye.

Những từ dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Anh

Có rất nhiều từ ngữ trong tiếng Anh khiến bạn nhầm lẫn bởi vậy cách học tốt nhất là liệt kê hệ thống các từ dễ gây nhầm lẫn rồi so sánh chúng với nhau để ghi nhớ. Dưới đây là danh sách các từ dễ bị nhầm lẫn trong tiếng Anh đã được hệ thống lại để giúp các bạn nhớ được một cách dễ dàng.

• Đó là những từ rất dễ gây nhầm lẫn cả về cách viết, ngữ nghĩa, chính tả hoặc phát âm:

angel (N) = thiên thần

angle (N) = góc (trong hình học)

cite (V) = trích dẫn

site (N) = địa điểm, khu đất ( để xây dựng).

sight (N) = khe ngắm, tầm ngắm; (V) = quang cảnh, cảnh tượng; (V) = quan sát, nhìn thấy

dessert (N) = món tráng miệng

desert (N) = sa mạc; desert (V) = bỏ, bỏ mặc, đào ngũ

later (ADV) = sau đó, rồi thì (thường dùng với động từ thời tương lai)

latter (ADJ) = cái thứ 2, người thứ 2, cái sau, người sau. >< the former = cái trước, người trước.

principal (N) = hiệu trưởng (trường phổ thông); (Adj) = chính, chủ yếu.

principle (N) = nguyên tắc, luật lệ

affect (V) = tác động đến

effect (N) = ảnh hưởng, hiệu quả; (V) = thực hiện, đem lại

already (Adv) = đã

all ready = tất cả đã sẵn sàng.

among (prep) trong số (dùng cho 3 người, 3 vật trở lên)

between...and giữa...và (chỉ dùng cho 2 người/vật)

* Lưu ý: between...and cũng còn được dùng để chỉ vị trí chính xác của một quốc gia nằm giữa những quốc gia khác cho dù là > 2 Vietnam lies between China, Laos and Cambodia. Between còn được dùng cho các quãng cách giữa các vật và các giới hạn về mặt thời gian.

Difference + between (not among)

What are the differences between crows, rooks, and jackdaws.

Between each + noun (-and the next) (more formal)

We need 2 meters between each window.

There seems to be less and less time between each birthday (and the next).

Devide + between (not among)

He devided his money between his wife, his daughter, and his sister.

Share + between/among

He shared the food between/among all my friend.

consecutive (Adj) liên tục (không có tính đứt quãng)

successive (Adj) liên tục (có tính cách quãng)

emigrant (N) người di cư, (V) -> emigrate from

immigrant (N) người nhập cư; (V) immigrate into

formerly (Adv) trước kia

formally (Adv) chỉnh tề (ăn mặc); (Adv) chính thức

historic (Adj) nổi tiếng, quan trọng trong lịch sử

The historic spot on which the early English settlers landed in North America (Adj) mang tính lịch sử. historic times

historical (Adj) thuộc về lịch sử

Historical reseach, historical magazine

(Adj) có thật trong lịch sử

Historical people, historical events

hepless (Adj) vô vọng, tuyệt vọng

useless (Adj) vô dụng

imaginary = (Adj) không có thật, tưởng tượng

imaginative = (Adj) phong phú, bay bổng về trí tưởng tượng

Classic (adj) chất lượng cao: a classic novel (một cuốn tiểu thuyết hay); a classic football match (một trận bóng đá hay). đặc thù/đặc trưng/tiêu biểu: a classic example (một ví dụ tiêu biểu, điển hình).

Classic (noun): văn nghệ sĩ, tác phẩm lưu danh.

This novel may well become a classic (Tác phẩm này có thể được lưu danh).

Classical: cổ điển, kinh điển.

Politic: nhận thức đúng/ khôn ngoan/ trang trọng.

I don’t think it would be politic to ask for loan just now.

(Tôi cho rằng sẽ không là khôn ngoan nếu hỏi vay một khoản ngay lúc này.)

Political: thuộc về chính trị.

A political career (một sự nghiệp chính trị).

Continual: liên tục lặp đi lặp lại (hành động có tính cách quãng)

Please stop your continual questions (Xin hãy thôi hỏi lặp đi lặp lại mãi như thế).

Continous: liên miên/suốt (hành động không có tính cách quãng)

A continous flow of traffic (Dòng xe cộ chạy liên miên bất tận).

As (liên từ) = Như + Subject + verb.

When in Roma, do as Romans do (Nhập gia tùy tục).

Like (tính từ dùng như một giới từ) + noun/noun phrase

He fought like a mad man (Anh ta chiến đấu như điên như dại).

Alike (adj.): giống nhau, tương tự

Although they are brother, they don’t look alike.

Alike (adverb): như nhau

The climate here is always hot, summer and winter alike.

As: như/ với tư cách là (dùng trong so sánh khi bản thân chủ ngữ có chức năng như vật/người được so sánh)

Let me speak to you as a father (Hãy để tôi nói với cậu như một người cha)

Like: như là (dùng trong so sánh khi bản thân chủ ngữ và cái/người so sánh không phải là một hoặc không có chức năng đồng nhất)

Let me speak to you like a man above (Hãy để tôi nói với anh như một người bề trên).

Before: trước đây/trước đó (dùng khi so sánh một thứ với tất cả các thứ khác cùng loại)

She has never seen such a beautiful picture before (Cô ta chưa bao giờ nhìn thấy một bức tranh đẹp như thế trước đây).

Before: Trước (chỉ một sự việc xảy ra trước một sự việc khác trong quá khứ, thường dùng với Past Perfect)

He lived in France in 1912, he had lived in England 4 years before.

Ago: trước (tính từ hiện tại trở ngược về quá khứ, thường dùng với Simple Past)

I went to England 3 years ago.

Certain: chắc chắn (biết sự thực)

Certainly/ I’m certain that he didn’t steal it (Tôi chắc chắn rằng hắn ta không lấy cái đó).

Sure: tin rằng (không biết chắc, nói theo cảm nhận, nghĩa là yếu hơn certain)

Surely/ I am sure that he did not steal it (Tôi tin rằng hắn không lấy thứ đó).

Indeed: Very+indeed (sau một tính từ hoặc một phó từ) Thank you very much indeed. I was very pleased indeed to hear from you.

Indeed dùng sau to be hoặc một trợ động từ nhằm xác nhận hay nhấn mạnh cho sự đồng ý (dùng trong câu trả lời ngắn gọn).

It is cold / - It is indeed.

Henny made a fool of himself / - He did indeed.

Ill (British English) = Sick (American English) = ốm

George didn’t come in last week because he was ill (=he was sick)

Sick + Noun = ốm yếu/ bệnh tật

He spent 20 years looking after his sick father (Người cha bệnh tật)

Be sick = Fell sick = Nôn/ buồn nôn/ say (tàu, xe...)

I was sick 3 times in the night (tôi nôn 3 lần trong đêm)

I feel sick. Where’s the bath room? (tôi thấy buồn nôn, phòng tắm ở đâu?)

She is never sea-sick (Cô ấy chẳng bao giờ say sóng cả)

Welcome (adjective) = được mong đợi/ được chờ đợi từ lâu/ thú vị

A welcome guest (Khách quí/ khách bấy lâu mong đợi)

A welcome gift (Món quà thú vị được chờ đợi từ lâu)

Welcome to + noun = Có quyền, được phép sử dụng.

You are welcome to any book in my library (Anh có quyền lấy bất kỳ quyển sách nào trong thư viện của tôi)

Welcoming (phân từ 1 cấu tạo từ động từ welcome dùng làm tính từ) Chào đón/ đón tiếp ân cần

This country have given me a welcoming feeling. (Xứ sở này đã dành cho tôi một tình cảm chào đón ân cần)

Hoan nghênh/ Tán đồng (ý kiến)

To show a welcoming idea (Bộc lộ một ý kiến tán đồng)

Be certain/ sure of + verb-ing: chắc chắn là (đề cập đến tình cảm của người đang được nói đến)

Before the game she felt certain of winning, but after a few minutes she realized it wasn’t going to be easy.

You seem very sure of passing the exam, I hope you are right.

Be certain/ sure + to + verb: chắc chắn sẽ phải (đề cập đến tình cảm của chính người nói hoặc viết câu đó):

The repairs are certain to cost more than you think.

Elaine is sure to win-the other girl hasn’t got a chance.

Be interested + to + verb: Thấy thích khi...:

I’m interested to read in the paper that scientists have found out how to talk to whales.

(Tôi thấy thích/ thú vị khi...)

Be interested in + verb-ing/ Be interested + to + verb:Muốn biết/ muốn phát hiện ra/ muốn tìm ra...:

I’m interested in finding out/ to find out what she did with all that money. (Tôi muốn biết cô ta đã làm gì với ngần ấy tiền).

Be interested in + verb-ing: Thấy thích/ thích/ muốn...