Hiển thị các bài đăng có nhãn câu hỏi đuôi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn câu hỏi đuôi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Tìm hiểu về tags Question (Câu hỏi đuôi)

Xem ví dụ sau: 
It was a good film, wasn’t it? (Đó là một bộ phim hay, phải không?)

Câu này gồm có hai phần, trước và sau dấu phẩy. Phần thứ nhất được viết bằng câu khẳng định (Positive). Phần thứ hai ở thể nghi vấn phủ định. Phần nghi vấn này được thành lập bằng chủ ngữ và trợ động từ của phần thứ nhất.

Dạng câu hỏi này được gọi là câu hỏi đuôi (Tags Question). Phần câu hỏi này được dịch là phải không, phải không nào hay ý nghĩa tương tự nhu vậy tùy thuộc vào câu của người nói. Câu hỏi có dạng nghi vấn phủ định nếu phần thứ nhất là khẳng định. Nếu câu ở phần thứ nhất là phủ định thì câu hỏi sẽ là nghi vấn. 

Xem kỹ các ví dụ sau:

Tom won’t be late, will he? (Tom sẽ không bị trễ, phải không?)

They don’t like us, do they? (Họ không thích chúng tôi, phải không?)

Ann will be here soon, won’t she? (Chẳng bao lâu nữa Ann sẽ có mặt ở đây, phải không?)

They were very angry, weren’t they? (Họ giận lắm phải không?)

Ý nghĩa của câu hỏi đuôi còn tùy thuộc vào cách mà người dùng nói. Nếu đọc xuống giọng ở cuối câu hỏi thì thực sự chúng ta không mong muốn hỏi mà ta đang trông chờ người ta đồng ý với ý kiến mình đang nói. Khi lên giọng ở cuối câu hỏi thì đó thực sự là một câu hỏi.

Chúng ta cũng cần để ý ý nghĩa của câu trả lời Yes hoặc No đối với câu hỏi đuôi. Cùng xem trường hợp sau:

You’re not going to work today, are you? (Hôm nay bạn không có làm việc à?)

Yes. (=I am going) (Có)

No. (= I’m not going) (Không)

Đối với các câu mệnh lệnh câu hỏi đuôi dùng trợ động từ will hoặc shall. Ví dụ:

Let’s go out, shall we? (Chúng ta đi ra ngoài đi, được không?)

Open the door, will you? (Mở cửa ra đi, được không?)

Don’t be late, will you? (Đừng trễ, nhé?)

Lưu ý: trong câu hỏi đuôi ta dùng aren’t I chứ không phải am I not?. 
Ví dụ: 9I’m late, aren’t I? (Tôi đến trễ, phải không?)