Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Prefixes and Suffixes - Tiền tố và hậu tố trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh có những từ gọi là căn ngữ (root), căn ngữ trong tiếng Anh có thể được ghép thêm vào một cụm từ ở từ đó trước gọi là tiếp đầu ngữ (prefix) hay tiền tố. Tùy thuộc vào nghĩa của từ mà nó được thêm nào mà dịch nghĩa của từ sau khi đã thêm tiền tố. Tương tự như vậy ta có từ được ghép vào cuối của một từ gọi là tiếp vị ngữ hay hậu tố.

Ví dụ:

Căn ngữ happy nghĩa là hạnh phúc.

Tiền tố un- có nghĩa là không.

Hậu tố -ness có nghĩa là sự việc,…

Từ đó ta có 2 từ sau:

unhappy :bất hạnh

happiness :niềm hạnh phúc

Và có cả những từ vừa có thêm tiền tố và hậu tố.
 
Ví dụ:

unhappiness :sự bất hạnh.

Tất cả các từ bắt nguồn từ một căn ngữ được gọi những từ cùng gia đình (familiar).

Như vậy nếu biết được một số tiền tố và hậu tố,  khi gặp bất kỳ một từ nào mà ta đã biết căn ngữ của nó ta cũng có thể đoán được nghĩa của từ mới này. Đây cũng là một cách hiệu quả để ta có thể học được nhiều từ mới hơn. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, điều này chỉ có thể được áp dụng 1 chiều là dịch Anh - Việt và không được áp dụng ngược lại.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự tiện ghép các tiền tố hay hậu tố vào bất cứ từ căn ngữ nào.

Prefixes

Các tiền tố dis-, in-, un- đều có nghĩa là không. Nhưng với un- nghĩa không mạnh hơn các tiền tố dis-,in-. Căn ngữ ghép với un- có nghĩa gần như ngược lại của từ căn ngữ.

Ví dụ:

clean :sạch

unclean :dơ bẩn

agree :đồng ý

disagree :không đồng ý

mis- :nhầm

to understand :hiểu

to misunderstand :hiểu lầm

re- : làm lại

to read :đọc

to reread :đọc lại

to write :viết

to rewrite :viết lại

Suffixes


- able: có thể được, hậu tố này thường được ghép nối với các động từ để tạo thành tính từ.

to agree :đồng ý

agreeable :có thể đồng ý

to love :yêu

lovable :có thể yêu được, đáng yêu

- ness: sự, hậu tố này thường ghép với tính từ để tạo thành danh từ.

lovable :đáng yêu

lovableness :sự đáng yêu

Đối với các tính từ kết thúc bằng -able khi đổi sang danh từ người ta còn làm bằng cách đổi -able thành -ability.

Ví dụ:

able :có thể, có khả năng

ability :khả năng.

- ish: hơi hơi, thường ghép với tính từ

white :trắng

whitish :hơi trắng

yellow :vàng

yellowish :hơi vàng

- ly: hàng. Thường ghép với các danh từ chỉ thời gian.

day  :ngày daily :hàng ngày

week :tuần weekly :hàng tuần

month :tháng monthly :hàng tháng

year :năm yearly :hàng năm

- Less : không có. Thường ghép với tính từ

care :cẩn thận

careless :bất cẩn

Subjunctive mood - Thể bàng cách trong tiếng Anh

Subjunctive Mood còn gọi là thể Bàng thái cách. Đây là thể khó dùng nhất trong tiếng Anh.

Các động từ chia trong thể bàng cách khá đặc biệt không tuận theo một nguyên tắc nào cả. Hai thì thường được dùng nhất trong thể này là quá khứ bàng cách và quá khứ bàng cách hoàn thành.

Quá khứ bàng cách đối với các động từ thường chia giống như thì quá khứ đơn, đối với động từ to be dùng were cho tất cả các ngôi,

will :would, shall :should, can :could, may :might.

Quá khứ bàng cách hoàn thành cũng được chia như quá khứ bàng cách.

be :had been, will :would have, shall :should have, can :could have, may :might have

Thể bàng cách được dùng đặc biệt trong các trường hợp sau:

Dùng sau các thành ngữ:

I wish (that)… :Tôi ước gì, tôi mong rằng
Suppose (that)… :Giả tỷ rằng…
I had rather (that)… :Tôi thích hơn, tôi muốn…
As if… : chừng như, ra vẻ như, cứ như là
If only… :Ước gì…
It’s (high) time (that)… :Đã đến lúc…
 
Ví dụ:

I wish (that) my sister were here. (Tôi mong rằng chị tôi có mặt ở đây.)
If only I had a new watch. (Ước gì tôi có một chiếc đồng hồ đeo tay mới.)
It is (high) time (that) you took your lunch. (Đã đến lúc anh phải ăn trưa rồi.)
I wish I knew how to write English. (Tôi ước gì tôi biết viết tiếng Anh.)
Do you ever wish you could fly? (Có bao giờ bạn ước rằng bạn bay được không?)
I wish I didn’t have to work. (Tôi ước gì tôi không phải làm việc.)
If only I could see him right now. (Ước gì tôi có thể gặp anh ấy ngay bây giờ.)

Bạn có chú ý rằng, trong các câu trên động từ wish được dùng ở thì hiện tại và động từ sau wish như were, took, had, knew, could,… đều ở thì quá khứ nhưng các câu này vẫn dùng để chỉ hiện tại hay tương lai chứ không phải quá khứ. Khi muốn nói đến quá khứ ta phải dùng quá khứ hoàn thành.

Ví dụ:

I wish my sister were here. (Ở đây ngụ ý tôi muốn hiện tại hay sau này chị tôi có mặt ở đây)
I wish my sister had been here. (Câu này ngụ ý tôi muốn trước đây chị tôi đã có mặt ở đây.)

Câu điều kiện: Conditional Sentences

Thể bàng cách thường được dùng nhất là trong các câu điều kiện (Conditional Sentences). Các câu điều kiện là các câu có mặt mệnh đề If (nếu).

Xét ví dụ sau:

1. If you work hard you will succeed.
2. If you worked hard you would succeed.
3. If you had worked hard you would have succeeded.

Trong câu thứ nhất các động từ work, will đều dùng ở thì hiện tại. Câu này được dịch: Nếu anh làm việc tích cực anh sẽ thành công. Ở đây chúng ta sử dụng câu điều kiện để đưa ra một giả thuyết có thể được thực trong hiện tại hay tương lai.

Trong câu thứ hai worked và would ở dạng quá khứ. Trong trường hợp này ta biết điều được giả thiết không bao giờ là có thật. Ví dụ như chúng ta nói điều đó với một người mà chẳng bao giờ làm việc tích cực cả.

Trong câu thứ ba các động từ này ở dạng quá khứ hoàn thành. Trường hợp này là một giả thiết không có thật trong quá khứ. Ví dụ trong trường hợp ta nói điều này với một người hiện giờ đang thất bại và hiện tại ta đặt giả thiết rằng giá như người đó đã làm việc tích cực thì bây giờ đã có thể thành công rồi cứ đâu có thất bại.

Một số ví dụ khác:

If I were King, you would be Queen. (Nếu anh là vua em sẽ là hoàng hậu.) (nhưng thật ra anh không phải là vua)
If I knew her number, I would telephone her. (Nếu tôi biết số điện thoại của cô ấy, thì tôi sẽ gọi cô ấy) (nhưng thật ra tôi không biết.)
Tom would travel if he had money. (Tom sẽ đi du lịch nếu anh ta có tiền.)
If I had known that you were ill, I would have gone to see you. (Nếu như tôi biết anh bệnh thì tôi đã đến thăm anh rồi.) (có nghĩa là trước đây anh bệnh nhưng tôi không biết)

Người ta cũng thường dùng could hoặc might thay cho would.

Ví dụ:

She could get a job more easily if she could type. (Cô ta có thể tìm việc dễ dàng hơn nếu cô ta biết đánh máy.)

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Tìm hiểu về tags Question (Câu hỏi đuôi)

Xem ví dụ sau: 
It was a good film, wasn’t it? (Đó là một bộ phim hay, phải không?)

Câu này gồm có hai phần, trước và sau dấu phẩy. Phần thứ nhất được viết bằng câu khẳng định (Positive). Phần thứ hai ở thể nghi vấn phủ định. Phần nghi vấn này được thành lập bằng chủ ngữ và trợ động từ của phần thứ nhất.

Dạng câu hỏi này được gọi là câu hỏi đuôi (Tags Question). Phần câu hỏi này được dịch là phải không, phải không nào hay ý nghĩa tương tự nhu vậy tùy thuộc vào câu của người nói. Câu hỏi có dạng nghi vấn phủ định nếu phần thứ nhất là khẳng định. Nếu câu ở phần thứ nhất là phủ định thì câu hỏi sẽ là nghi vấn. 

Xem kỹ các ví dụ sau:

Tom won’t be late, will he? (Tom sẽ không bị trễ, phải không?)

They don’t like us, do they? (Họ không thích chúng tôi, phải không?)

Ann will be here soon, won’t she? (Chẳng bao lâu nữa Ann sẽ có mặt ở đây, phải không?)

They were very angry, weren’t they? (Họ giận lắm phải không?)

Ý nghĩa của câu hỏi đuôi còn tùy thuộc vào cách mà người dùng nói. Nếu đọc xuống giọng ở cuối câu hỏi thì thực sự chúng ta không mong muốn hỏi mà ta đang trông chờ người ta đồng ý với ý kiến mình đang nói. Khi lên giọng ở cuối câu hỏi thì đó thực sự là một câu hỏi.

Chúng ta cũng cần để ý ý nghĩa của câu trả lời Yes hoặc No đối với câu hỏi đuôi. Cùng xem trường hợp sau:

You’re not going to work today, are you? (Hôm nay bạn không có làm việc à?)

Yes. (=I am going) (Có)

No. (= I’m not going) (Không)

Đối với các câu mệnh lệnh câu hỏi đuôi dùng trợ động từ will hoặc shall. Ví dụ:

Let’s go out, shall we? (Chúng ta đi ra ngoài đi, được không?)

Open the door, will you? (Mở cửa ra đi, được không?)

Don’t be late, will you? (Đừng trễ, nhé?)

Lưu ý: trong câu hỏi đuôi ta dùng aren’t I chứ không phải am I not?. 
Ví dụ: 9I’m late, aren’t I? (Tôi đến trễ, phải không?)