Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Câu bị động trong tiếng Anh

Câu bị động trong tiếng Anh (PassiveVoice) là phần ngữ pháp tương đối quan trọng và phức tạp nếu như bạn không nắmchắc kiến thức. Tuy nhiên, một khi đã nắm rõ quy tắc trong mảng ngữ pháp này thì việc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động sẽ trở nên vô cùng đơn giản. Vì thế, hãy cùng bắt tay vào học nào!



I. Định nghĩa.
Câu bị động trong tiếng Anh được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu, tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì cũng không quá quan trọng.
Ví dụ: My bike was stolen. (Xe đạp của tôi bị đánh cắp.)
Trong ví dụ trên, người nói muốn truyền đạt rằng chiếc xe đạp của anh ta bị đánh cắp. Ai gây ra hành động “đánh cắp” có thể chưa được biết đến. Câu bị động được dùng khi ta muốn tỏ ra lịch sự hơn trong một số tình huống.

II. Cấu trúc câu bị động.
1. Form:      
  Active:               S + V + O + …….
–> Passive:          S + be + PP2 +  by +  O + ……
Ex:      
Active:    She arranges the books on the shelf every weekend.
Passive:   The books are arranged on the shelf by her every weekend.
2. Điều kiện để có thể biến đổi 1 câu từ chủ động thành bị động:
- V trong câu chủ động phải là Transitive Verb (Ngoại động từ: đòi hỏi có O theo sau)
- Các O (trực tiếp, gián tiếp) phải được nêu rõ ràng
Quy tắc:                                                             
 Khi biến đổi 1 câu từ chủ động sang bị động ta làm theo các bước sau:
a. Xác định S, V, O và thì của V trong câu chủ động.
b. Lấy O trong câu chủ động làm S của câu bị động.
Lấy S trong câu chủ động làm O và đặt sau By trong câu bị động.
c. Biến dổi V chính trong câu chủ động thành PP2 (Past Participle) trong câu bị động.
d. Thêm To be vào trước PP2 trong câu bị động (To be phải chia theo thời của V chính trong câu chủ động và chia theo số của S trong câu bị động).
Notes:
a. Trong câu bị động by + O luôn đứng sau adverbs of place (trạng từ chỉ nơi chốn) và đứng trước adverbs of time (trạng từ chỉ thời gian).
b. Trong câu bị động, có thể bỏ: by people, by us, by them, by someone, by him, by her…nếu chỉ đối tượng không xác định.
c. Nếu O trong câu bị động là sự vật, sự việc thì dùng with thay cho by.
Ex: The bird was shot with the gun.  –> The bird was shot by the hunter.

III. Bảng các thời ở thể bị động: (Gồm 1 số thời chính thường dùng ở bị động)
Tenses
Active
Passive
Simple Present
S + V + O
S + be + PP.2 + by + O
Present Continuous
S + am/is/are + V-ing + O
S + am/is/are + being + PP.2 + by + O
Present Perfect
S + has/have + PP.2 + O
S + has/have + been + PP.2 + by + O
Simple Past
S + V-ed + O
S + was/were + PP.2 + by + O
Past Continuous
S + was/were + V-ing + O
S + was/were + being + PP.2 + by + O
Past Perfect
S + had + PP.2 + O
S + had + been + PP.2 + by + O
Simple Future
S + will/shall + V + O
S + will + be + PP.2 + by + O
Future Perfect
S + will/shall + have + PP.2 + O
S + will + have + been + PP.2 + by + O
Be + going to
S + am/is/are + going to + V + O
S + am/is/are + going to + be + PP.2 + by + O
Model Verbs
S + model verb + V + O
S + model verb + be + PP.2 + by + O

IV. Câu chủ động có 2 tân ngữ
- Đối với câu chủ động có 2 tân ngữ (trong đó thường có 1 tân ngữ chỉ người và 1 tân ngữ chỉ vật) như give, show, tell, ask, teach, send …… muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào người ta đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ của câu bị động. Do đó, ta có thể viết được 2 câu bị động bằng cách lần lượt lấy Ovà O2 của câu chủ động ban đầu làm chủ ngữ để mở đầu các câu bị động.
Ex:      
  • I gave her a gift.

è She was given a gift (by me).
è  A gift was given to her (by me).

V. Động từ trong câu chủ động có giới từ đi kèm
- Chúng ta không thể tách giới từ khỏi V mà nó đi cùng.  Ta đặt giới từ đó ngay sau V trong câu bị động.
Ex:  
  • Someone broke into our house.

è Our house was broken into.
  • ·         The boys usually picks her up.

è She is usually picked up by the boys.


Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Vì sao mọi người rất ngại học ngữ pháp tiếng Anh

Ngữ pháp tiếng Anh? Bạn nghĩ bạn học ngữ pháp tiếng Anh trong bao lâu thì hết, câu trả lời là không bao giờ, bởi nó là một kho tàng vô vùng rộng lớn, bạn học cái này sẽ bị quên cái kia, và vì thế bạn sẽ chẳng bao giờ học hết được. Trong bài viết này, bạn sẽ được học cách để cảm thấy yêu thích việc học ngữ pháp hơn. 

Nếu có thể, định nghĩa ngữ pháp có thể là: hệ thống của một ngôn ngữ, có đôi khi người ta mô tả ngữ pháp như là một “quy tắc” của một ngôn ngữ nào đó (rules). Điều này không hoàn toàn đúng, vì bản chất của ngôn ngữ là không có quy tắc, người ta có thể nói theo bất cứ cách nào, miễn là đối phương hiểu được .

Tại sao lại như vậy? Bởi bản thân từ “Quy tắc” là thứ phải do một ai đó đặt ra trước, và sau đó phổ biến và sử dụng nó, giống như một trò chơi hay một cuộc thi nào đó. Nhưng ngôn ngữ không như vậy. Ngôn ngữ bắt đầu bằng việc con người phát âm để người khác nghe thấy, sau đó gắn kết âm thanh lại thành từ, cụm từ và câu.

Vì sao mọi người rất ngại học ngữ pháp tiếng Anh


Nói cách khác, ngôn ngữ được bắt đầu từ khi chưa có bất kỳ quy tắc nào cả. Nó không cố định và luôn biến đổi theo thời gian. Cái mà chúng ta gọi là ngữ pháp, thực chất chỉ là sự phản ánh của một ngôn ngữ nào đó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó mà thôi.

Hãy coi ngữ pháp là một người bạn đồng hành trong quá trình học tiếng Anh, bạn sẽ thấy việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

Vậy chúng ta có cần học ngữ pháp để giao tiếp được Tiếng Anh hay không?

Câu trả lời là không!

Nhiều người Việt Nam sang nước ngoài, sống và lao động, họ có thể sử dụng tiếng Anh trong một thời gian dài mà chẳng cần phải biết đến ngữ pháp tiếng Anh là gì? Trẻ em cũng vậy. Chúng có thể nói mà chẳng cần phải học ngữ pháp nào cả. 

Nhưng nếu bạn thực sự muốn học một ngôn ngữ nào đó theo bài bản, có trước có sau thì bạn chắc chắn phải học ngữ pháp, nó sẽ giúp bạn học Tiếng Anh nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều”.

Chúng ta phải coi ngữ pháp như là một thứ hữu ích có thể giúp chúng ta học tiếng Anh hiệu quả, coi nó là một người bạn đồng hành đắc lực. Một khi bạn nắm bắt được ngữ pháp (hay hiểu được hệ thống của ngôn ngữ), bạn sẽ dễ dàng tự học được thêm rất nhiều điều mà không cần phải đến bất kỳ trung tâm Anh ngữ hay trường lớp nào cả.

Vì vậy, hãy suy nghĩ một cách tích cực về khái niệm ngữ pháp. Hãy coi nó như là một tấm bản đồ chỉ đường, một thứ mà bạn có thể sử dụng nó theo ý của chính mình.

Vì sao mọi người rất ngại học ngữ pháp tiếng Anh (1)


Để học ngữ pháp có hiệu quả

Nhiều người cho rằng học ngữ pháp rất khô khan với toàn những quy luật khó nhớ và dễ quên. Xin mách bạn một số cách học ngữ pháp của tiếng Anh như sau:

- Học các quy luật.

Ví dụ: Cách thành lập và cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành (present perfect).

- Thực hành ngay các cách áp dụng này vào tình huống thực tế.

Ví dụ: Tập viết một mẫu đối thoại ngắn, chỉ khoảng 4-5 câu, sử dụng thì hiện tại hoàn thành. Sau đó tìm thêm tình huống vui vui để thực hành cho tới khi nhuần nhuyễn.

- Đừng quên ngữ pháp tiếng Anh có khá nhiều ngoại lệ. Khi gặp các ngoại lệ này, bạn cần ghi chú kỹ, đối chiếu với quy luật để có thể nhớ được.

Ví dụ: Quy luật không sử dụng mạo từ (article) “The” trước tên một quốc gia, nhưng phải nói The United States, the United Kingdom để chỉ Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh.

- Thực hành thường xuyên. Chỉ cần bỏ một thời gian ngắn là bạn có thể quên ngay các quy luật hoặc cách sử dụng đã học.

Ví dụ: Như thì quá khứ của các động từ bất quy tắc. Bạn có thể đưa ra chỉ tiêu cho mình là mỗi ngày đặt câu ngắn với 5 động từ bất quy tắc.

Chung quanh bạn còn có rất nhiều tình huống thực để áp dụng hữu hiệu các quy luật ngữ pháp tiếng Anh. Thế thì bạn còn chờ gì nữa?!

Cách ghi nhớ vị trí của tính từ trong tiếng anh

Vị trí của tính từ trong tiếng Anh, có rất nhiều quy tắc và cách ghi nhớ khác nhau, Bài nãy hướng dẫn các bạn hệ thống lại các quy tác để nhớ và sử dụng tính từ một cách dễ dàng.

Nếu có các tính từ liền nhau trong câu thì sẽ có những nguyên tắc khiến cho người học cảm thấy khó khăn khi nhớ. Chuyên mục Ngữ pháp tiếng Anh - sẽ giúp bạn hệ thống kiến thức để ghi nhớ chúng một cách dễ dàng. Chúng ta nói a fat old lady, nhưng lại không thể nói an old fat lady, a small shiny black leather handbag chứ không nói là a leather black shiny small handbag. Những tính từ ấy tại sao lại được sắp xếp như vậy? Cùng học trong bài này nhé! 


1. Tính từ về màu sắc (color), nguồn gốc (origin), chất liệu (material) và mục đích (purpose) thường theo thứ tự sau:

Cách ghi nhớ vị trí của tính từ trong tiếng anh


2. Các tính từ khác ví dụ như tính từ chỉ kích cỡ (size), chiều dài (length) và chiều cao (height) …thường đặt trước các tính từ chỉ màu sắc, nguồn gốc, chất liệu và mục đích. 

Ví dụ:

a round glass table (NOT a glass round table) (Một chiếc bàn tròn bằng kính).
a big modern brick house (NOT a modern, big brick house) (Một ngôi nhà lớn hiện đại được xây bằng gạch)

3. Những tính từ diễn tả sự phê phán (judgements) hay thái độ (attitudes) ví dụ như: lovely, perfect, wonderful, silly…đặt trước các tính từ khác. 

Ví dụ:
a lovely small black cat. (Một chú mèo đen, nhỏ, đáng yêu).

beautiful big black eyes. (Một đôi mắt to, đen, đẹp tuyệt vời)

Nhưng để thuộc các qui tắc trên thì thật không dễ dàng, chúng tôi xin chia sẻ một bí quyết hữu ích (helpful tips) giúp các bạn có thể ghi nhớ tất cả những quy tắc phức tạp đó. Thay vì nhớ các quy tắc khác nhau kia bạn hãy nhớ một cụm từ viết tắt thôi nhé! : “OpSACOMP”, trong đó:

Opinion - tính từ chỉ quan điểm, sự đánh giá. Ví dụ: beautiful, wonderful, terrible…
Size - tính từ chỉ kích cỡ. Ví dụ: big, small, long, short, tall…
Age - tính từ chỉ độ tuổi. Ví dụ : old, young, old, new…
Color - tính từ chỉ màu sắc. Ví dụ: orange, yellow, light blue, dark brown ….
Origin – tính từ chỉ nguồn gốc, xuất xứ. Ví dụ: Japanese,American, British,Vietnamese…
Material – tính từ chỉ chất liệu . Ví dụ: stone, plastic, leather, steel, silk…
Purpose – tính từ chỉ mục đích, tác dụng.


Cách ghi nhớ vị trí của tính từ trong tiếng anh (1)


Ví dụ khi sắp xếp cụm danh từ a /leather/ handbag/ black Ta thấy xuất hiện các tính từ:

leather chỉ chất liệu làm bằng da (Material)
black chỉ màu sắc (Color)

Vậy theo trật tự OpSACOMP cụm danh từ trên sẽ theo vị trí đúng là: a black leather handbag. Một ví dụ khác: Japanese/ a/ car/ new/ red / big/ luxurious/ Bạn sẽ sắp xếp trật tự các tính từ này như thế nào?

tính từ đỏ (red) chỉ màu sắc (Color)
tính từ mới (new) chỉ độ tuổi (Age)
tính từ sang trọng (luxurious) chỉ quan điểm, đánh giá (Opinion)
tính từ Nhật Bản (Japanese) chỉ nguồn gốc, xuất xứ (Origin).
tính từ to (big) chỉ kích cỡ (Size) của xe ô tô.

Sau khi các bạn xác định chức năng của các tính từ theo cách viết OpSACOMP, bạn sẽ dễ dàng xác định lại trật tự của câu này như sau: a luxurious big new red Japanese car. Hy vọng helpful tips trên sẽ thật sự hữu ích với các bạn trong việc ghi nhớ trật tự các tính từ. Giờ thì hãy cùng Global Education thực hành một bài tập nhỏ dưới đây, và đừng quên công thức đồng hành “OpSACOMP” của chúng ta các bạn nhé!