Hiển thị các bài đăng có nhãn dang cau trong tieng anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dang cau trong tieng anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Mẫu câu cầu khiến trong tiếng Anh



Trong cuộc sống, ta không thể một mình hoàn thành được hết tất cả mọi việc. Những lúc đó, chúng ta cần tới sự giúp đỡ của người khác bằng cách nhờ vả hoặc sai khiến. Cũng giống như tiếng Việt, trong tiếng Anh cũng có những cách để thể hiện yêu cầu muốn ai đó làm gì cho mình. Đó được gọi là câu cầu khiến
>> xem thêm: luyện thi TOEIC
Dưới đây là một số cấu trúc về mẫu câu này.


1. To have sb do sth = to get sb to do sth = Sai ai, khiến ai, bảo ai làm gì
Eg: I’ll have Peter fix my car.
Eg: I’ll get Peter to fix my car.

2. To have/to get sth done = làm một việc gì bằng cách thuê người khác
Eg: I have my hair cut. (Tôi đi cắt tóc – chứ không phải tôi tự cắt)
Eg: I have my car washed. (Tôi mang xe đi rửa ngoài dịch vụ – không phải tự rửa)
Theo khuynh hướng này động từ “to want”“would like” cũng có thể dùng với mẫu câu như vậy: To want/ would like Sth done. (Ít dùng)
Eg: I want/ would like my car washed.
Câu hỏi dùng cho loại mẫu câu này là: What do you want done to Sth?
Eg: What do you want done to your car?

3. To make sb do sth = to force sb to do sth = Bắt buộc ai phải làm gì
Eg: The bank robbers made the manager give them all the money.
Eg: The bank robbers forced the manager to give them all the money.
Đằng sau tân ngữ của “make” còn có thể dùng 1 tính từ: To make sb/sth + adj
Eg: Wearing flowers made her more beautiful.
Eg: Chemical treatment will make this wood more durable

4.1. To make sb + P2 = làm cho ai bị làm sao
Eg: Working all night on Friday made me tired on Saturday.

4.2. To cause sth + P2 = làm cho cái gì bị làm sao
Eg: The big thunder storm caused many waterfront houses damaged.
Nếu tân ngữ của “make” là một động từ nguyên thể thì phải đặt it giữa “make” và tính từ, đặt động từ ra phía đằng sau: make it + adj + V as object.
Eg: The wire service made it possible to collect and distribute news faster and cheaper.
Tuy nhiên nếu tân ngữ của “make” là 1 danh từ hay 1 ngữ danh từ thì không được đặt it giữa “make” và tính từ: Make + adj + noun/ noun phrase.
Eg: The wire service made possible much speedier collection and distribution of news.

5. To let sb do sth = to permit/allow sb to do sth = để cho ai, cho phép ai làm gì
Eg: I let me go.
Eg: At first, she didn’t allow me to kiss her but…

6. To help sb to do sth/do sth = Giúp ai làm gì 
Eg: Please help me to throw this table away.
Eg: She helps me open the door.
Nếu tân ngữ của “help” là một đại từ vô nhân xưng mang nghĩa người ta thì không cần phải nhắc đến tân ngữ đó và bỏ luôn cả “to” của động từ đằng sau.
Ex: This wonder drug will help (people to) recover more quickly.
Nếu tân ngữ của help và tân ngữ của động từ sau nó trùng hợp với nhau, người ta sẽ bỏ tân ngữ sau help và bỏ luôn cả to của động từ đằng sau.
Ex: The body fat of the bear will help (him to) keep him alive during hibernation.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Câu bị động trong tiếng Anh

Câu bị động trong tiếng Anh (PassiveVoice) là phần ngữ pháp tương đối quan trọng và phức tạp nếu như bạn không nắmchắc kiến thức. Tuy nhiên, một khi đã nắm rõ quy tắc trong mảng ngữ pháp này thì việc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động sẽ trở nên vô cùng đơn giản. Vì thế, hãy cùng bắt tay vào học nào!



I. Định nghĩa.
Câu bị động trong tiếng Anh được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu, tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì cũng không quá quan trọng.
Ví dụ: My bike was stolen. (Xe đạp của tôi bị đánh cắp.)
Trong ví dụ trên, người nói muốn truyền đạt rằng chiếc xe đạp của anh ta bị đánh cắp. Ai gây ra hành động “đánh cắp” có thể chưa được biết đến. Câu bị động được dùng khi ta muốn tỏ ra lịch sự hơn trong một số tình huống.

II. Cấu trúc câu bị động.
1. Form:      
  Active:               S + V + O + …….
–> Passive:          S + be + PP2 +  by +  O + ……
Ex:      
Active:    She arranges the books on the shelf every weekend.
Passive:   The books are arranged on the shelf by her every weekend.
2. Điều kiện để có thể biến đổi 1 câu từ chủ động thành bị động:
- V trong câu chủ động phải là Transitive Verb (Ngoại động từ: đòi hỏi có O theo sau)
- Các O (trực tiếp, gián tiếp) phải được nêu rõ ràng
Quy tắc:                                                             
 Khi biến đổi 1 câu từ chủ động sang bị động ta làm theo các bước sau:
a. Xác định S, V, O và thì của V trong câu chủ động.
b. Lấy O trong câu chủ động làm S của câu bị động.
Lấy S trong câu chủ động làm O và đặt sau By trong câu bị động.
c. Biến dổi V chính trong câu chủ động thành PP2 (Past Participle) trong câu bị động.
d. Thêm To be vào trước PP2 trong câu bị động (To be phải chia theo thời của V chính trong câu chủ động và chia theo số của S trong câu bị động).
Notes:
a. Trong câu bị động by + O luôn đứng sau adverbs of place (trạng từ chỉ nơi chốn) và đứng trước adverbs of time (trạng từ chỉ thời gian).
b. Trong câu bị động, có thể bỏ: by people, by us, by them, by someone, by him, by her…nếu chỉ đối tượng không xác định.
c. Nếu O trong câu bị động là sự vật, sự việc thì dùng with thay cho by.
Ex: The bird was shot with the gun.  –> The bird was shot by the hunter.

III. Bảng các thời ở thể bị động: (Gồm 1 số thời chính thường dùng ở bị động)
Tenses
Active
Passive
Simple Present
S + V + O
S + be + PP.2 + by + O
Present Continuous
S + am/is/are + V-ing + O
S + am/is/are + being + PP.2 + by + O
Present Perfect
S + has/have + PP.2 + O
S + has/have + been + PP.2 + by + O
Simple Past
S + V-ed + O
S + was/were + PP.2 + by + O
Past Continuous
S + was/were + V-ing + O
S + was/were + being + PP.2 + by + O
Past Perfect
S + had + PP.2 + O
S + had + been + PP.2 + by + O
Simple Future
S + will/shall + V + O
S + will + be + PP.2 + by + O
Future Perfect
S + will/shall + have + PP.2 + O
S + will + have + been + PP.2 + by + O
Be + going to
S + am/is/are + going to + V + O
S + am/is/are + going to + be + PP.2 + by + O
Model Verbs
S + model verb + V + O
S + model verb + be + PP.2 + by + O

IV. Câu chủ động có 2 tân ngữ
- Đối với câu chủ động có 2 tân ngữ (trong đó thường có 1 tân ngữ chỉ người và 1 tân ngữ chỉ vật) như give, show, tell, ask, teach, send …… muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào người ta đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ của câu bị động. Do đó, ta có thể viết được 2 câu bị động bằng cách lần lượt lấy Ovà O2 của câu chủ động ban đầu làm chủ ngữ để mở đầu các câu bị động.
Ex:      
  • I gave her a gift.

è She was given a gift (by me).
è  A gift was given to her (by me).

V. Động từ trong câu chủ động có giới từ đi kèm
- Chúng ta không thể tách giới từ khỏi V mà nó đi cùng.  Ta đặt giới từ đó ngay sau V trong câu bị động.
Ex:  
  • Someone broke into our house.

è Our house was broken into.
  • ·         The boys usually picks her up.

è She is usually picked up by the boys.