Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Mẫu câu cầu khiến trong tiếng Anh



Trong cuộc sống, ta không thể một mình hoàn thành được hết tất cả mọi việc. Những lúc đó, chúng ta cần tới sự giúp đỡ của người khác bằng cách nhờ vả hoặc sai khiến. Cũng giống như tiếng Việt, trong tiếng Anh cũng có những cách để thể hiện yêu cầu muốn ai đó làm gì cho mình. Đó được gọi là câu cầu khiến
>> xem thêm: luyện thi TOEIC
Dưới đây là một số cấu trúc về mẫu câu này.


1. To have sb do sth = to get sb to do sth = Sai ai, khiến ai, bảo ai làm gì
Eg: I’ll have Peter fix my car.
Eg: I’ll get Peter to fix my car.

2. To have/to get sth done = làm một việc gì bằng cách thuê người khác
Eg: I have my hair cut. (Tôi đi cắt tóc – chứ không phải tôi tự cắt)
Eg: I have my car washed. (Tôi mang xe đi rửa ngoài dịch vụ – không phải tự rửa)
Theo khuynh hướng này động từ “to want”“would like” cũng có thể dùng với mẫu câu như vậy: To want/ would like Sth done. (Ít dùng)
Eg: I want/ would like my car washed.
Câu hỏi dùng cho loại mẫu câu này là: What do you want done to Sth?
Eg: What do you want done to your car?

3. To make sb do sth = to force sb to do sth = Bắt buộc ai phải làm gì
Eg: The bank robbers made the manager give them all the money.
Eg: The bank robbers forced the manager to give them all the money.
Đằng sau tân ngữ của “make” còn có thể dùng 1 tính từ: To make sb/sth + adj
Eg: Wearing flowers made her more beautiful.
Eg: Chemical treatment will make this wood more durable

4.1. To make sb + P2 = làm cho ai bị làm sao
Eg: Working all night on Friday made me tired on Saturday.

4.2. To cause sth + P2 = làm cho cái gì bị làm sao
Eg: The big thunder storm caused many waterfront houses damaged.
Nếu tân ngữ của “make” là một động từ nguyên thể thì phải đặt it giữa “make” và tính từ, đặt động từ ra phía đằng sau: make it + adj + V as object.
Eg: The wire service made it possible to collect and distribute news faster and cheaper.
Tuy nhiên nếu tân ngữ của “make” là 1 danh từ hay 1 ngữ danh từ thì không được đặt it giữa “make” và tính từ: Make + adj + noun/ noun phrase.
Eg: The wire service made possible much speedier collection and distribution of news.

5. To let sb do sth = to permit/allow sb to do sth = để cho ai, cho phép ai làm gì
Eg: I let me go.
Eg: At first, she didn’t allow me to kiss her but…

6. To help sb to do sth/do sth = Giúp ai làm gì 
Eg: Please help me to throw this table away.
Eg: She helps me open the door.
Nếu tân ngữ của “help” là một đại từ vô nhân xưng mang nghĩa người ta thì không cần phải nhắc đến tân ngữ đó và bỏ luôn cả “to” của động từ đằng sau.
Ex: This wonder drug will help (people to) recover more quickly.
Nếu tân ngữ của help và tân ngữ của động từ sau nó trùng hợp với nhau, người ta sẽ bỏ tân ngữ sau help và bỏ luôn cả to của động từ đằng sau.
Ex: The body fat of the bear will help (him to) keep him alive during hibernation.

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

10 quy tắc viết số trong tiếng Anh




Bạn thể hiện những con số trong khi viết tiếng Anh thế nào? Khi nào bạn sử dụng số và khi nào bạn viết số thành chữ? Nói cách khác, khi nào bạn viết 9 và khi nào thì viết thành nine? Hãy cùng tìm hiểu về 10 quy tắc viết số trong tiếng Anh  nhé!



1. Không có quy tắc tiêu chuẩn nào: Các chuyên gia không phải lúc nào cũng nhất trí về các quy  tắc viết số và chữ số. Một số chuyên gia cho rằng số có một từ cần phải được viết bằng chữ, trong khi số có hai chữ thì phải được viết bằng số. Nghĩa là, bạn nên viết hẳn là twelve hoặc twenty, nhưng 24 lại không được viết thành chữ.
2. Viết các số nhỏ bằng chữ: Những số nhỏ, như những số nhỏ hơn mười, nên được viết bằng chữ. Đây là một quy tắc bạn cần nhớ. Nếu bạn không viết bằng chữ, người đọc sẽ hiểu lầm bạn đang gửi đi một tin nhắn khẩn cấp, trong khi bạn lại muốn viết một cách trang trọng.
3. Số và chữ số: Điều đầu tiên, điểm khác biệt giữa số và chữ số là gì? Số là một khái niệm trừu tượng trong khi chữ số là ký hiệu được dùng để biểu thị số đó. “Three”, “3” và “III” đều là các ký hiệu cùng thể hiện một số. Nói nôm na rằng sự khác nhau giữa số và chữ số cũng giống như sự khác nhau giữa một người và tên của người đó vậy.
4. Không bắt đầu câu với một số: Phải viết là “Fourscore and seven years ago”, chứ không phải “4 score and 7 years ago”. Có nghĩa là bạn sẽ phải viết lại câu thành” “Fans bought 400,000 copies the first day” thay vì “400,000 copies were sold the first day.”
5. Thế kỷ và thập kỷ nên được viết thành chữ: Hãy viết Eighties hoặc nineteenth century thay vì viết 1980s hay 19th century.
6. Sử dụng dấu phẩy: Trong tiếng Anh, dấu phẩy  được sử dụng để ngăn cách hàng nghìn (dấu chấm dùng làm dấu thập phân), để dễ đọc những số lớn hơn. Vậy nên hãy viết diện tích của Alaska là 571,951 dặm vuông thay vì viết 571951 dặm vuông.
7. Phần trăm và công thức: Với văn viết hàng ngày và công thức, bạn có thể dùng chữ số, ví dụ “4% of the children” hay “Add 2 cups of brown rice”. Trong văn phong trang trọng, bạn nên viết hẳn phần tram ra như thế này “12 percent of the players” (hoặc “twelve percent of the players”, như đã nói ở phần 3 – không có quy tắc tiêu chuẩn nào)
8. Hãy viết ra nếu đó là số làm tròn hoặc ước tính: Những số làm tròn trên một triệu nên được viết thành dạng một số cộng một từ. Hãy viết là “About 400 million people speak Spanish natively” thay vì viết “About 400,000,000 people speak Spanish natively”. Nếu bạn đang dùng chữ số chính xác, dĩ nhiên là nên viết hẳn ra.
9. Hai số đứng cạnh nhau: Nếu bạn viết là “7 13-years-olds” sẽ gây nhầm lẫn, nên hãy thành chữ một trong hai số, ví dụ “seven 13-year-olds”. Hãy chọn số nào có ít chữ cái nhất.
10. Số thứ tự và tính nhất quán: Đừng viết “He was my 1st true love” mà hãy viết “He was my first true love”. Hãy nhất quán trong một câu. Nếu trong lớp có 23 students, thì có 18 female students, chứ không phải là eighteen female students.

Các bạn hãy ghi nhớ những quy tắc này để có thể áp dụng đúng vào những bài Viết tiếng Anh, nhằm gây ấn tượng với người đọc và đạt điểm cao trong các bài thi quan trọng nhé!

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Phân biệt cách dùng By/With

Kho giới từ trong tiếng Anh thật là phong phú và đa dạng. Có khi nào chúng làm khó bạn trong những bài ngữ pháp tiếng Anh? Chúng ta hãy từng bước nắm các kiến thức liên quan đến từng giới từ nhé. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 giới từ BYWITH.


PHÂN BIỆT BY/WITH

1. Về cấu trúc

By + Noun/V-ing
With + Noun

  • You can unlock this mobile phone by texting those numbers.
(Cậu có thể mở khóa điện thoại này bằng cách nhập mấy con số này vào.)
  • You can start the car with this key
(Cậu có thể khởi động cái xe bằng chiếc chìa khóa này)

2. Về ý nghĩa:
a. With
Dùng để nói đến một dụng cụ, vật nào đó được sử dụng để thực hiện hành động
Ví dụ: 
He was killed with a knife.
(Anh ta bị giết bằng một con dao.) (Ai đó đã cố tình dùng dao giết anh ta)

b. By
Dùng để nói đến tác nhân, người hoặc vật gây ra hành động
Ví dụ:
He was killed by a tailing stone.
(Anh ta chết vì đá rơi.) (Hòn đá vô tình rơi xuống và giết chết anh ta)

3. “By” trong một số cụm từ thông dụng:
I turned the computer off by mistake and lost all my work.
(Do sơ suất mà tôi đã tắt máy tính và mất tất cả dữ liệu công việc của mình.)

Những cụm từ khác tương tự gồm: by accident (bất ngờ), by phone (qua điện thoại),by bus/car (bằng xe buýt/ô tô), by air/road/rail/land/sea (bằng máy bay/đường bộ/tàu hỏa, trên bộ, đường biển); by cheque/credit card (bằng séc/thẻ tín dụng); by degrees/stages (theo mức độ/giai đoạn); by heart (thuộc lòng), by force (bằng sức);by hand (bằng tay); by post/fax/e-mail (bằng đường bưu điện/fax/thư điện tử)

Tuy nhiên, nếu có một từ hạn định trước danh từ chẳng hạn như a(n), the, this, that, my, her hoặc nếu danh từ ở số nhiều, ta dùng giới từ hơn là by.
  • I ordered it on the phone.
(Tôi đặt hàng nó qua điện thoại.)
  • I learnt about it in an email from my boss.
(Tôi đã học được về nó trong một thư điện tử do ông chủ của tôi gửi.)
  • I never travel in buses.
(Tôi chưa bao giờ du lịch bằng xe buýt.)