Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Phân biệt sự khác nhau giữa Have gone và Have been



Bài học ngữ pháp tiếng Anh ngày hôm nay: Phân biệt Have gone và Have been. Cả hai dạng hiện tại hoàn thành này đều thường được sử dụng để nói đến sự dịch chuyển của chủ thể nhưng không phải ai cũng nhận ra được sự khác biệt rất nhỏ hoặc nhầm lẫn giữa cách dùng của hai phân từ hai “gone”“been”.



…has/have gone to… nghĩa là chủ thể hành động đã di chuyển đến một địa điểm và vẫn chưa quay trở lại vị trí cũ.
Ví dụ:
He has gone to the bank. He should be back soon. (Ông ấy đã đi đến ngân hàng (Ông ấy vẫn chưa quay về). Ông ấy sớm quay trở lại thôi.)

… has/have been to… nghĩa là chủ thể hành động đã di chuyển đến một địa điểm nào đó vài lần. Nói cách khác, “has been to” nói về một kinh nghiệm.
Ví dụ:
He has been to London many times. (Ông ấy từng đến London vài lần)
I have been to Disneyland twice. (Tôi từng đến Disneyland hai lần rồi)

Cùng thực hành với bài tập này nha :)


Been/Gone

1. Bob’s not here. He’s to ________ work.
2. The office is empty. Everybody has ________ home.
3. It’s good to see you again. Where have you ________?
4. My brother’s ________ to America four times.
5. Sorry, you can’t speak to Anna. She’s ________ to a party.
6. Mary’s hair looks nice. She’s just ________ to the hairdresser’s.
7. Peter’s ________to Canada and he’s staying there for three weeks.


Key:
1 – Gone         2 – Gone         3 – Been          4 – Been          5 – Gone         6 – Been          7 - Gone



Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Câu bị động trong tiếng Anh

Câu bị động trong tiếng Anh (PassiveVoice) là phần ngữ pháp tương đối quan trọng và phức tạp nếu như bạn không nắmchắc kiến thức. Tuy nhiên, một khi đã nắm rõ quy tắc trong mảng ngữ pháp này thì việc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động sẽ trở nên vô cùng đơn giản. Vì thế, hãy cùng bắt tay vào học nào!



I. Định nghĩa.
Câu bị động trong tiếng Anh được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu, tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì cũng không quá quan trọng.
Ví dụ: My bike was stolen. (Xe đạp của tôi bị đánh cắp.)
Trong ví dụ trên, người nói muốn truyền đạt rằng chiếc xe đạp của anh ta bị đánh cắp. Ai gây ra hành động “đánh cắp” có thể chưa được biết đến. Câu bị động được dùng khi ta muốn tỏ ra lịch sự hơn trong một số tình huống.

II. Cấu trúc câu bị động.
1. Form:      
  Active:               S + V + O + …….
–> Passive:          S + be + PP2 +  by +  O + ……
Ex:      
Active:    She arranges the books on the shelf every weekend.
Passive:   The books are arranged on the shelf by her every weekend.
2. Điều kiện để có thể biến đổi 1 câu từ chủ động thành bị động:
- V trong câu chủ động phải là Transitive Verb (Ngoại động từ: đòi hỏi có O theo sau)
- Các O (trực tiếp, gián tiếp) phải được nêu rõ ràng
Quy tắc:                                                             
 Khi biến đổi 1 câu từ chủ động sang bị động ta làm theo các bước sau:
a. Xác định S, V, O và thì của V trong câu chủ động.
b. Lấy O trong câu chủ động làm S của câu bị động.
Lấy S trong câu chủ động làm O và đặt sau By trong câu bị động.
c. Biến dổi V chính trong câu chủ động thành PP2 (Past Participle) trong câu bị động.
d. Thêm To be vào trước PP2 trong câu bị động (To be phải chia theo thời của V chính trong câu chủ động và chia theo số của S trong câu bị động).
Notes:
a. Trong câu bị động by + O luôn đứng sau adverbs of place (trạng từ chỉ nơi chốn) và đứng trước adverbs of time (trạng từ chỉ thời gian).
b. Trong câu bị động, có thể bỏ: by people, by us, by them, by someone, by him, by her…nếu chỉ đối tượng không xác định.
c. Nếu O trong câu bị động là sự vật, sự việc thì dùng with thay cho by.
Ex: The bird was shot with the gun.  –> The bird was shot by the hunter.

III. Bảng các thời ở thể bị động: (Gồm 1 số thời chính thường dùng ở bị động)
Tenses
Active
Passive
Simple Present
S + V + O
S + be + PP.2 + by + O
Present Continuous
S + am/is/are + V-ing + O
S + am/is/are + being + PP.2 + by + O
Present Perfect
S + has/have + PP.2 + O
S + has/have + been + PP.2 + by + O
Simple Past
S + V-ed + O
S + was/were + PP.2 + by + O
Past Continuous
S + was/were + V-ing + O
S + was/were + being + PP.2 + by + O
Past Perfect
S + had + PP.2 + O
S + had + been + PP.2 + by + O
Simple Future
S + will/shall + V + O
S + will + be + PP.2 + by + O
Future Perfect
S + will/shall + have + PP.2 + O
S + will + have + been + PP.2 + by + O
Be + going to
S + am/is/are + going to + V + O
S + am/is/are + going to + be + PP.2 + by + O
Model Verbs
S + model verb + V + O
S + model verb + be + PP.2 + by + O

IV. Câu chủ động có 2 tân ngữ
- Đối với câu chủ động có 2 tân ngữ (trong đó thường có 1 tân ngữ chỉ người và 1 tân ngữ chỉ vật) như give, show, tell, ask, teach, send …… muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào người ta đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ của câu bị động. Do đó, ta có thể viết được 2 câu bị động bằng cách lần lượt lấy Ovà O2 của câu chủ động ban đầu làm chủ ngữ để mở đầu các câu bị động.
Ex:      
  • I gave her a gift.

è She was given a gift (by me).
è  A gift was given to her (by me).

V. Động từ trong câu chủ động có giới từ đi kèm
- Chúng ta không thể tách giới từ khỏi V mà nó đi cùng.  Ta đặt giới từ đó ngay sau V trong câu bị động.
Ex:  
  • Someone broke into our house.

è Our house was broken into.
  • ·         The boys usually picks her up.

è She is usually picked up by the boys.