Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

7 lỗi phát âm trong tiếng Anh hay mắc phải



Phát âm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong giao tiếp nói chung và trong việc học ngoại ngữ nói riêng. Một điều rõ ràng là dù vốn từ vựng của người học tiếng Anh có phong phú đến đâu chăng nữa nhưng cũng sẽ là vô ích nếu người khác không hiểu họ nói gì. Bài blog này sẽ chỉ ra cho các bạn 7 lỗi phát âm trong tiếng Anh hay mắc phải.



1.Purpose (mục đích) /'pə:pəs/: nếu theo như cách phát âm của nhiều người thì từ này sẽ được đọc thành ['pə:pouz], bởi lẽ theo suy nghĩ của mọi người, họ đều mặc định rằng những từ có đuôi “-ose” đều có cách phát âm là /ouz/, ví dụ suppose [sə'pouz], propose [prə'pouz], dispose [dis'pouz]… 

2. Heritage (di sản) ['heritidʒ]: mọi người thường để ý đến đuôi “age” của từ này nên bê nguyên cách đọc của danh từ “age” (tuổi, đọc là /eidʒ/)

3. Schedule (lịch trình): hầu hết người học tiếng Anh đều đọc từ này thành ['skedju:l]. Tuy nhiên nếu tra từ điên, bạn sẽ thấy danh từ này chỉ có 2 cách đọc ['∫edju:l] hoặc ['skedʒul]

4. Education (giáo dục): từ này nếu đọc theo kiểu British English (tiếng Anh Anh) là [,edju:'kei∫n], và theo kiểu American English (tiếng Anh Mỹ) là [,edʒu:'kei∫n]. Nếu đọc lẫn lộn một trong hai cách theo cách của người Việt Nam vẫn đọc [,edu'kei∫n] thì không ra Anh cũng chẳng ra Mỹ, hơn nữa lại thể hiện trình độ tiếng Anh chưa sâu.

5. Build (xây dựng): Bạn nghĩ động từ này đọc là [bjuld]? Nếu tra từ điển bạn sẽ phải ngạc nhiên đấy vì thực ra từ này có phiên âm là [bild], tức là âm /i/ chứ không phải âm /ju:/ như nhiều người vẫn nghĩ. Nguyên nhân là do âm /i/ ngắn (tức đọc lướt, không bành miệng sang hai bên như âm /i:/) dễ bị nghe nhầm thành âm /ju:/ đặc biệt là trong những từ có chứa cả hai chữ cái “u” và “i”

6. Audition (thử giọng) cũng là một ví dụ tiêu biểu của lỗi phát âm trong tiếng Anh. Từ này có phiên âm là [ɔ:'di∫n] tức là âm [ɔ:], nhưng thường bị các bạn đọc sai thành âm [au] tức là [au'di∫n]. Các bạn lưu ý rằng hầu hết những từ có âm có cách viết là “au” đều có phiên âm là là [ɔ:], ví dụ: because [bi'kɔz], August [ɔ:'gʌst], audience ['ɔ:djəns]…

7. General: Hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng từ này bị đọc sai ở chỗ nào phải không? Câu trả lời nằm ở phụ âm đầu tiên g /'dʒ/ mà nhiều bạn vẫn đọc nhầm thành /ʒ/. Toàn bộ phiên âm của từ này phải là ['dʒenərəl] chứ không phải ['ʒenərəl]

Trên đây là 7 ví dụ tiêu biểu của lỗi phát âm trong tiếng Anh, các bạn nên ghi nhớ rằng mỗi quy tắc phát âm đều có ngoại lệ và không nên chủ quan trong quá trình học môn ngoại ngữ này. Hãy luôn nhớ tra từ điển để biết cách phát âm chính xác nhé! Chúc các bạn thành công!


Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Phân biệt các từ chỉ "lỗi"

Đã bao giờ bạn bắt gặp những từ sau: flaws, faults, weaknesses và drawbacks? Tất cả đều mang nghĩa là “lỗi”, nhưng cách sử dụng chúng lại có nhiều điểm rất khác biệt đấy các bạn ạ! Bài blog này sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa những từ này nhé!



Trong số 4 từ kể trên thì “fault” được sử dụng rộng rãi nhất.
Fault
“Fault” không được sử dụng nhiều trong việc nói đến tính cách của một người nào đó mà thường được dùng để nói về lỗi kĩ thuật, máy móc, điện tử.
  • There was a fault in the wiring and I had no idea how to correct it.
(Có lỗi trong hệ thống dây điện nhưng tôi không biết sửa như thế nào)
Ngoài ra, “fault” chủ yếu mô tả thiếu sót của cái gì đó hoặc trong tính cách của người nào đó.
  • She has her faults, but, on the whole, she is a nice person. We are all have our faults, I suppose.
(Cô ấy có những thiếu sót của cô ấy, nhưng, trên tất cả,  cô ấy là người tốt. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có những khyết điểm)
Chúng ta cũng thường xuyên sử dụng thành ngữ:
  • “It’s not one’s fault.”
(Không phải lỗi của ai đó)
Flaw
Chúng ta thường sử dụng “flaw” để nói về một lỗi nhỏ hoặc điểm yếu của thứ gì đó làm giảm đi giá trị của thứ đó. Ví dụ như “lí luận yếu kém” hoặc “một làn da mịn màng (không tì vết)”
  • There’s a flaw in your argument. I agree with you up to a point, but the last part doesn’t make complete sense to me.
(Có một điểm yếu trong lí luận của anh. Tôi đồng ý với anh ở một điểm nhưng phần sau tôi hoàn toàn không tán thành)
  • She attributed her flawless complexion to the moisturising creams she used.
(Cô ấy cho rằng cô ấy có được làn da mịn màng là nhờ loại kem dưỡng ẩm mà cô đã dùng)
Tuy nhiên, ta cũng có thể nói “serious” hoặc “major” flaws:
  • There are major flaws in the way we train teachers in this country.
(Có nhiều điểm yếu lớn trong cách đào tạo giáo viên ở quốc gia này)
  • There were serious flaws in the construction of the pedestrian bridge.
(Có nhiều yếu kém nghiêm trọng trong thi công chiếc cầu cho người đi bộ)
Và ta cũng có thể dùng flaw để nói đến khiếm khuyết trong tính cách của con người:
  • The only flaw in his character was his short temper – he tended to fly off the handle at the slightest provocation.
(Điểm yếu trong cá tính của anh ấy là sự nóng giận – anh ấy có thể mất bình tĩnh chỉ vì bị chọc tức chút xíu)
Weakness
Weakness thường được sử dụng để miêu tả tình trạng yếu kém hoặc thiếu sự mạnh mẽ, kiên cường.
  • The main weakness of this government is that it keeps changing direction on key policy issues.
(Điểm yếu chính của chính phủ này là liên tục thay đổi đường hướng của những chính sách quan trọng)
Weakness còn có thể được dùng để nói đến lỗi hoặc vấn đề mà làm cho cái gì đó mất đi sự hiệu quả hoặc hấp dẫn:
  • The only weakness in her character that I could spot was that she seemed to be over-dependent on others.
(Khuyết điểm duy nhất tôi có thể chỉ ra trong tính cách của cô ấy là cô ấy có vẻ quá lệ thuộc vào người khác)
Lưu ý rằng nếu bạn nói “I have a weakness for something” thì có nghĩa là bạn rất thích cái gì đó:
  • I have a great weakness for chocolate. I can never refuse it.
(Tôi rất thích sôcôla. Tôi không bao giờ có thể từ chối món này)
Drawback
Ta dùng drawback để nói đến một đặc điểm của cái gì đó làm nó kém hiệu quả hoặc tốt đẹp. Drawback thường đồng nghĩa với disadvantage (bất lợi).
  • The only drawback/ disadvantage of this accommodation is that it’s a fifteen-minute walk to the bus-stop.
(Điểm bất lợi duy nhất của chỗ ở này là mất đến 15 phút để đi bộ ra bến xe buýt)
Thêm vào đó hai từ “Error” và “mistake” là những từ đồng nghĩa và cùng loại là “một hành động sai lầm do sự đánh giá kém, hoặc thiếu hiểu biết, hoặc bất cẩn”.
Error thường được dùng trong các ngữ cảnh trang trọng hoặc liên quan đến kỹ thuật. Ví dụ như system error nghe hợp lý hơn là system mistake.
Trong khi đó mistake được dùng nhiều hơn trong tiếng Anh giao tiếp hàng ngày.
 Ví dụ:
  • It was all a mistake. I am sorry!
(Tất cả chỉ là một sai lầm. Tôi xin lỗi!)
Nếu dùng error trong câu này, sẽ tạo âm thanh nghe cứng nhắc hơn.
  • Peter admits that he’d made an error.
(Peter thừa nhận rằng anh ta đã gây ra một sai sót.)
  • We all make mistakes.
(Chúng ta đều phạm sai lầm.)
Tóm lại, ta có thể dùng fault, flaw, và weakness để nói về tính cách của một ai đó nhưng drawback thường chỉ dùng cho vật.

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Mẫu câu cầu khiến trong tiếng Anh



Trong cuộc sống, ta không thể một mình hoàn thành được hết tất cả mọi việc. Những lúc đó, chúng ta cần tới sự giúp đỡ của người khác bằng cách nhờ vả hoặc sai khiến. Cũng giống như tiếng Việt, trong tiếng Anh cũng có những cách để thể hiện yêu cầu muốn ai đó làm gì cho mình. Đó được gọi là câu cầu khiến
>> xem thêm: luyện thi TOEIC
Dưới đây là một số cấu trúc về mẫu câu này.


1. To have sb do sth = to get sb to do sth = Sai ai, khiến ai, bảo ai làm gì
Eg: I’ll have Peter fix my car.
Eg: I’ll get Peter to fix my car.

2. To have/to get sth done = làm một việc gì bằng cách thuê người khác
Eg: I have my hair cut. (Tôi đi cắt tóc – chứ không phải tôi tự cắt)
Eg: I have my car washed. (Tôi mang xe đi rửa ngoài dịch vụ – không phải tự rửa)
Theo khuynh hướng này động từ “to want”“would like” cũng có thể dùng với mẫu câu như vậy: To want/ would like Sth done. (Ít dùng)
Eg: I want/ would like my car washed.
Câu hỏi dùng cho loại mẫu câu này là: What do you want done to Sth?
Eg: What do you want done to your car?

3. To make sb do sth = to force sb to do sth = Bắt buộc ai phải làm gì
Eg: The bank robbers made the manager give them all the money.
Eg: The bank robbers forced the manager to give them all the money.
Đằng sau tân ngữ của “make” còn có thể dùng 1 tính từ: To make sb/sth + adj
Eg: Wearing flowers made her more beautiful.
Eg: Chemical treatment will make this wood more durable

4.1. To make sb + P2 = làm cho ai bị làm sao
Eg: Working all night on Friday made me tired on Saturday.

4.2. To cause sth + P2 = làm cho cái gì bị làm sao
Eg: The big thunder storm caused many waterfront houses damaged.
Nếu tân ngữ của “make” là một động từ nguyên thể thì phải đặt it giữa “make” và tính từ, đặt động từ ra phía đằng sau: make it + adj + V as object.
Eg: The wire service made it possible to collect and distribute news faster and cheaper.
Tuy nhiên nếu tân ngữ của “make” là 1 danh từ hay 1 ngữ danh từ thì không được đặt it giữa “make” và tính từ: Make + adj + noun/ noun phrase.
Eg: The wire service made possible much speedier collection and distribution of news.

5. To let sb do sth = to permit/allow sb to do sth = để cho ai, cho phép ai làm gì
Eg: I let me go.
Eg: At first, she didn’t allow me to kiss her but…

6. To help sb to do sth/do sth = Giúp ai làm gì 
Eg: Please help me to throw this table away.
Eg: She helps me open the door.
Nếu tân ngữ của “help” là một đại từ vô nhân xưng mang nghĩa người ta thì không cần phải nhắc đến tân ngữ đó và bỏ luôn cả “to” của động từ đằng sau.
Ex: This wonder drug will help (people to) recover more quickly.
Nếu tân ngữ của help và tân ngữ của động từ sau nó trùng hợp với nhau, người ta sẽ bỏ tân ngữ sau help và bỏ luôn cả to của động từ đằng sau.
Ex: The body fat of the bear will help (him to) keep him alive during hibernation.