Hiển thị các bài đăng có nhãn ngu phap tieng anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngu phap tieng anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Phân biệt cách dùng By/With

Kho giới từ trong tiếng Anh thật là phong phú và đa dạng. Có khi nào chúng làm khó bạn trong những bài ngữ pháp tiếng Anh? Chúng ta hãy từng bước nắm các kiến thức liên quan đến từng giới từ nhé. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 giới từ BYWITH.


PHÂN BIỆT BY/WITH

1. Về cấu trúc

By + Noun/V-ing
With + Noun

  • You can unlock this mobile phone by texting those numbers.
(Cậu có thể mở khóa điện thoại này bằng cách nhập mấy con số này vào.)
  • You can start the car with this key
(Cậu có thể khởi động cái xe bằng chiếc chìa khóa này)

2. Về ý nghĩa:
a. With
Dùng để nói đến một dụng cụ, vật nào đó được sử dụng để thực hiện hành động
Ví dụ: 
He was killed with a knife.
(Anh ta bị giết bằng một con dao.) (Ai đó đã cố tình dùng dao giết anh ta)

b. By
Dùng để nói đến tác nhân, người hoặc vật gây ra hành động
Ví dụ:
He was killed by a tailing stone.
(Anh ta chết vì đá rơi.) (Hòn đá vô tình rơi xuống và giết chết anh ta)

3. “By” trong một số cụm từ thông dụng:
I turned the computer off by mistake and lost all my work.
(Do sơ suất mà tôi đã tắt máy tính và mất tất cả dữ liệu công việc của mình.)

Những cụm từ khác tương tự gồm: by accident (bất ngờ), by phone (qua điện thoại),by bus/car (bằng xe buýt/ô tô), by air/road/rail/land/sea (bằng máy bay/đường bộ/tàu hỏa, trên bộ, đường biển); by cheque/credit card (bằng séc/thẻ tín dụng); by degrees/stages (theo mức độ/giai đoạn); by heart (thuộc lòng), by force (bằng sức);by hand (bằng tay); by post/fax/e-mail (bằng đường bưu điện/fax/thư điện tử)

Tuy nhiên, nếu có một từ hạn định trước danh từ chẳng hạn như a(n), the, this, that, my, her hoặc nếu danh từ ở số nhiều, ta dùng giới từ hơn là by.
  • I ordered it on the phone.
(Tôi đặt hàng nó qua điện thoại.)
  • I learnt about it in an email from my boss.
(Tôi đã học được về nó trong một thư điện tử do ông chủ của tôi gửi.)
  • I never travel in buses.
(Tôi chưa bao giờ du lịch bằng xe buýt.)

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Câu bị động trong tiếng Anh

Câu bị động trong tiếng Anh (PassiveVoice) là phần ngữ pháp tương đối quan trọng và phức tạp nếu như bạn không nắmchắc kiến thức. Tuy nhiên, một khi đã nắm rõ quy tắc trong mảng ngữ pháp này thì việc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động sẽ trở nên vô cùng đơn giản. Vì thế, hãy cùng bắt tay vào học nào!



I. Định nghĩa.
Câu bị động trong tiếng Anh được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu, tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì cũng không quá quan trọng.
Ví dụ: My bike was stolen. (Xe đạp của tôi bị đánh cắp.)
Trong ví dụ trên, người nói muốn truyền đạt rằng chiếc xe đạp của anh ta bị đánh cắp. Ai gây ra hành động “đánh cắp” có thể chưa được biết đến. Câu bị động được dùng khi ta muốn tỏ ra lịch sự hơn trong một số tình huống.

II. Cấu trúc câu bị động.
1. Form:      
  Active:               S + V + O + …….
–> Passive:          S + be + PP2 +  by +  O + ……
Ex:      
Active:    She arranges the books on the shelf every weekend.
Passive:   The books are arranged on the shelf by her every weekend.
2. Điều kiện để có thể biến đổi 1 câu từ chủ động thành bị động:
- V trong câu chủ động phải là Transitive Verb (Ngoại động từ: đòi hỏi có O theo sau)
- Các O (trực tiếp, gián tiếp) phải được nêu rõ ràng
Quy tắc:                                                             
 Khi biến đổi 1 câu từ chủ động sang bị động ta làm theo các bước sau:
a. Xác định S, V, O và thì của V trong câu chủ động.
b. Lấy O trong câu chủ động làm S của câu bị động.
Lấy S trong câu chủ động làm O và đặt sau By trong câu bị động.
c. Biến dổi V chính trong câu chủ động thành PP2 (Past Participle) trong câu bị động.
d. Thêm To be vào trước PP2 trong câu bị động (To be phải chia theo thời của V chính trong câu chủ động và chia theo số của S trong câu bị động).
Notes:
a. Trong câu bị động by + O luôn đứng sau adverbs of place (trạng từ chỉ nơi chốn) và đứng trước adverbs of time (trạng từ chỉ thời gian).
b. Trong câu bị động, có thể bỏ: by people, by us, by them, by someone, by him, by her…nếu chỉ đối tượng không xác định.
c. Nếu O trong câu bị động là sự vật, sự việc thì dùng with thay cho by.
Ex: The bird was shot with the gun.  –> The bird was shot by the hunter.

III. Bảng các thời ở thể bị động: (Gồm 1 số thời chính thường dùng ở bị động)
Tenses
Active
Passive
Simple Present
S + V + O
S + be + PP.2 + by + O
Present Continuous
S + am/is/are + V-ing + O
S + am/is/are + being + PP.2 + by + O
Present Perfect
S + has/have + PP.2 + O
S + has/have + been + PP.2 + by + O
Simple Past
S + V-ed + O
S + was/were + PP.2 + by + O
Past Continuous
S + was/were + V-ing + O
S + was/were + being + PP.2 + by + O
Past Perfect
S + had + PP.2 + O
S + had + been + PP.2 + by + O
Simple Future
S + will/shall + V + O
S + will + be + PP.2 + by + O
Future Perfect
S + will/shall + have + PP.2 + O
S + will + have + been + PP.2 + by + O
Be + going to
S + am/is/are + going to + V + O
S + am/is/are + going to + be + PP.2 + by + O
Model Verbs
S + model verb + V + O
S + model verb + be + PP.2 + by + O

IV. Câu chủ động có 2 tân ngữ
- Đối với câu chủ động có 2 tân ngữ (trong đó thường có 1 tân ngữ chỉ người và 1 tân ngữ chỉ vật) như give, show, tell, ask, teach, send …… muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào người ta đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ của câu bị động. Do đó, ta có thể viết được 2 câu bị động bằng cách lần lượt lấy Ovà O2 của câu chủ động ban đầu làm chủ ngữ để mở đầu các câu bị động.
Ex:      
  • I gave her a gift.

è She was given a gift (by me).
è  A gift was given to her (by me).

V. Động từ trong câu chủ động có giới từ đi kèm
- Chúng ta không thể tách giới từ khỏi V mà nó đi cùng.  Ta đặt giới từ đó ngay sau V trong câu bị động.
Ex:  
  • Someone broke into our house.

è Our house was broken into.
  • ·         The boys usually picks her up.

è She is usually picked up by the boys.


Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Ngữ pháp tiếng Anh - Bài số 19 : Thì hiện tại hoàn thành và thì quá khứ đơn

a)    Dùng thì quá khứ đơn (I did) để hỏi hay nói khi nào một điều gì đó xảy ra

-  A: When did it start raining?
        Trời bắt đầu mưa khi nào?
-  B: It started raining at one o’clock / an hour ago.
       Trời bắt đầu mưa lúc một giờ / cách đây 1 giờ.
-  A: When did Tom and Ann first meet?
        Tom và Ann gặp nhau lần đầu lúc nào?
-  B: They first met when they were at school / a long ago.
        Họ gặp nhau lần đầu tiên lúc còn đi học / lâu lắm rồi.

  • Dùng thì hiện tại hoàn thành ( I have done / I have been doing) để hỏi hay nói một sự việc nào đó đã diễn ra được bao lâu, tính đến thời điểm nói.

- A: How long has it been raining?
   Trời mưa được bao lâu rồi?
- B: It’s been raining since one o’clock/ for an hour.
   Trời mưa suốt từ một giờ đến giờ / một tiếng đồng hồ nay rồi.
- A: How long have Tom and Ann known each other?
   Tom và Ann quen nhau bao lâu rồi?
- B: They’ve known each other since they were at school/ for a long time.
   Họ biết nhau từ khi đi học / lâu lắm rồi.

 b) since và for.Chúng ta dùng since và for để nói một điều gì đó xảy ra được bao lâu rồi.

-         I’ve been waiting for you since 8 o’clock.
-         I’ve been waiting for you for two hours.    
Tôi đã chờ anh từ 8 giờ đến giờ / suốt hai tiếng nay.

  • Chúng ta dùng since khi nói đến một thời điểm (8 giờ). Chúng ta dùng for khi nói về một thời gian (2 tiếng). Since (từ) for two hours (2 tiếng) 10 giờ (bây giờ) 8 giờ

Since (từ)           For (trong…)  

8 o’clock            Two hours
Monday              Ten minutes  
12 May               Three days  
April                   Six months
 
1977                   A week
Christmas            Five years
Lunchtime           A long time
We arrived          Ages
   
-    She’s been working here since April (=from April to now). - Cô ta đã làm việc ở đây kể từ tháng tư. (từ tháng tư đến nay).
-    She’s been working here for six months.
-    I haven’t seen Tom since Monday. - Từ thứ hai đến giờ tôi vẫn chưa gặp Tom.
-    I haven’t seen Tom for 3 days. - Ba ngày nay tôi không gặp Tom.

  • Chúng ta không dùng for trong các diễn đạt với all (all day/ all morning / all week / all my life).

-     I’ve lived here all my life (không dùng for all my life).

c) lưu ý cấu trúc: How long is it since…? Đã bao lâu rồi kể từ khi…?

-      A: How long is it since you had a holiday?
            Từ lúc anh nghỉ phép đến nay đã bao lâu rồi?
-      B: It’s 2 years since I had a holiday.
             Đã hai năm nay rồi kể từ khi tôi nghỉ phép.
-     It’s ages since Tom visited us.
         Đã lâu lắm rồi kể từ khi Tom thăm viếng chúng ta.

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Cách sử dụng một số cấu trúc trong ngữ pháp tiếng Anh (phần 1)


  • Have sb/sth + doing: làm cho ai làm gì.
  • John had us laughing all through the meal.

S + won’t have sb + doing = S + won’t allow sb to do sth: không cho phép ai làm gì

  • I won’t have him telling me what to do.


Các cụm phân từ: adding, pointing out, reminding, warning, reasoning that đều có thể dùng làm phần mở đầu cho một mệnh đề phụ gián tiếp.

  • He told me to start early, reminding me that the road would be crowded.
  • Reasoning that he could only get to the lake, we followed that way.
  • To catch sb doing sth: bắt gặp ai đang làm gì (hàm ý bị phật lòng).
  • If she catches you reading her diary, she will be furious.
  • To find sb/sth doing sth: Thấy ai/ cái gì đang làm gì
  • I found him standing at the doorway
  • He found a tree lying across the road.
  • To leave sb doing sth: Để ai làm gì
  • I left Bob talking to the director after the introduction.
  • Go/come doing sth (dùng cho thể thao và mua sắm)
  • Go skiing/ go swimming/ go shopping/ come dancing
  • To spend time doing sth: Bỏ thời gian làm gì
  • He usually spends much time preparing his lessons.
  • To waste time doing: hao phí thời gian làm gì
  • She wasted all the afternoon having small talks with her friends.
  • To have a hard time/trouble doing sth: Gặp khó khăn khi làm gì
  • He has trouble listening to English. I had a hard time doing my homework.
  • To be worth doing sth: đáng để làm gì
  • This project is worth spending time and money on.
  • To be busy doing something: bận làm gì
  • She is busy packing now.
  • Be no/ not much/ any/ some good doing smt: Không có ích, ít khi có ích (làm gì)
  • It’s no good my talking to him: Nói chuyện với anh ta tôi chả thấy có ích gì.
  • What good is it asking her: Hỏi cô ta thì có ích gì cơ chứ

P1 được sử dụng để rút ngắn những câu dài:
Hai hành động xảy ra song song cùng một lúc thì hành động thứ hai được chia ở dạng V-ing, hai hành động không tách rời khỏi nhau bởi bất kì dấu phảy nào.

  • He drives away and whistles = He drives away whistling.

Khi hành động thứ hai hoặc các hành động sảy ra sau nó là một phần trong quá trình diễn biến của hành động thứ nhất thì hành động thứ hai hoặc các hành động tiếp theo sau nó được chia ở dạng V-ing. Giữa hai hành động có ngăn cách nhau bởi dấu phẩy.

  • She went out and slammed the door = She went out, slamming the door.

Khi hành động thứ 2 hoặc các hành động sau nó là kết quả của hành động thứ nhất thì hành động thứ 2 và các hành động tiếp theo sẽ được chia ở dạng V-ing. Nó sẽ ngăn cách với hành động chính bằng một dấu phẩy.

  • He fired two shots, killling a robber and wounding the other.

Hành động thứ 2 không cần chung chủ ngữ với hành động thứ nhất mà chỉ cần là kết quả của hành động thứ nhất cũng có thể ở dạng V-ing.

  • The plane crashed, its bombs exploding when it hit the ground.

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Cụm động từ trong Ngữ pháp tiếng Anh

- Đối với đa số các động từ ba từ, cụm danh từ đứng sau giới từ.
+ The government is to cut back on spending on the armed forces.
Chính phủ sẽ phải cắt giảm ngân sách dành cho các lực lượng vũ trang.
+ He really looks up to his older brother.
Anh ấy thực sự kính trọng anh trai mình.


- Tuy nhiên, một số động từ ba từ có cụm danh từ ngay sau động từ. Cụm danh từ thứ hai sẽ đứng sau giới từ.
+ I helped Lucy on with her coat.
Tôi giúp Lucy mặc áo khoác.
+ She tried to talk me out of the plan.
Cô ấy cố thuyết phục tôi không thực hiện kế hoạch.

Dưới đây là một số cụm động từ ba từ:

- come up with = đưa ra, phát hiện ra, khám phá
We need to come up with a solution soon.
Chúng ta cần đưa ra giải pháp sớm.

- get away with = thoát khỏi sự trừng phạt
He robbed a bank and got away with it.
Ông ta đã cướp nhà băng và đã thoát khỏi sự trừng phạt.
- get on to = liên lạc với ai đó
Can you get on to the suppliers and chase up our order?
Anh có thể liên lạc được với các nhà cung cấp và đôn đốc họ làm nhanh yêu cầu của chúng ta không?

- go in for = làm điều gì vì bạn thích nó
I don’t really go in for playing football.
Tôi thực sự không thích chơi bóng đá.

- get round to = cần thời gian để làm gì
I never seem to be able to get round to tidying up this room!
Có vẻ như tôi chẳng bao giờ có thời gian để dọn dẹp căn phòng này!

- go down with = bị ốm
So many people have gone down with the flu this year.
Quá nhiều người đã bị bệnh cúm trong năm nay.

- go through with = làm điều bạn hứa sẽ làm, dù bạn không thực sự muốn
She went through with the wedding, even though she had doubts.
Cô ấy đã vẫn làm đám cưới, mặc dù cô ấy đã nghi ngờ.

- live up to = sống theo, làm theo điều gì
She’s living up to her reputation as a hard boss.
Cô ấy làm theo cái tiếng của mình như một bà chủ khó tính.

- look down on = coi thường
He really looks down on teachers.
Anh ta rất coi thường các giáo viên.

- look up to = kính trọng, tôn kính
She looks up to her father.
Cô ấy kính trọng bố mình.

- put down to = do, bởi vì
The failure can be put down to a lack of preparation.
Thất bại có thể là vì thiếu sự chuẩn bị.

- put up with = khoan dung, tha thứ, chịu đựng
She puts up with a lot from her husband.
Cô ấy chịu đựng chồng mình rất nhiều.

- stand up for = ủng hộ, bênh vực ai đó
You need to stand up for your rights!
Bạn cần phải bảo vệ quyền lợi của mình!

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Phân biệt So và Therefore

A. Trường hợp không thể thay SO bằng THEREFORE
- “So” đóng vai trò là một trạng từ có nghĩa là “cũng vậy” (để khỏi lăp lại ý đã nói).
Ví dụ:I was wrong but so were you.Tôi sai nhưng bạn cũng không đúng đâu.
– Khi So được dùng với ý nghĩa làm tăng mức độ hay để nhấn mạnh. Khi đó So sẽ có nghĩa là “đến như vậy, rất, quá”
Ví dụ:The food is so good. (Đồ ăn rất ngon.)Why are you so mad? (Sao bạn tức giận dữ vậy?)Thank you so much. (Cảm ơn bạn rất nhiều.)It’s so simple that even a child can do it. (Nó quá đơn giản đến nỗi một đứa trẻ cũng có thể làm được.)
– Khi So được dùng trong các thành ngữ



Ví dụ: 
And so forth (and so on): vân vân.
So what?: Thì đã sao?
o much the better: càng hay, càng tốt.
So long: tạm biệt.How are you feeling? 
–Not so good. (Bạn thấy thế nào? – Không tốt lắm.)
So help me God: Tôi xin thề à => để nhấn mạnhSo be it!: Thì đành vậy thôi!
– So = so that chỉ một mục đích nào đó.
Ví dụ:She whispered to me so (= so that) no one would hear. (Cô ấy thì thầm vào tai tôi để không ai nghe được.)
[Khi viết, nên dùng so that, tuy rằng khi nói, người Mỹ thường bỏ that.]
B. Trường hợp có thể thay SO bằng THEREFORE
Khi nối 2 mệnh đề độc lập, truớc so ta dùng dấu phẩy còn trước therefore ta dùng dấu chấm phẩy. Khi đó so và therefore sẽ có nghĩa là “vì vậy/cho nên”.Tuy nhiên cần lưu ý, Therefore mang tính trang trọng hơn So.
Ví dụ:
– He wanted to study late, so he drank another cup of coffee. = He wanted to study late; therefore he drank another cup of coffee.Anh ấy muốn học khuya nên anh ấy đã uống thêm một tách cà phê nữa.
– She is ill, and so cannot come to the party. = She is ill; therefore she can’t come to the party.Cô ấy bị ốm nên không thể đến buổi tiệc được

Nguồn: http://hoctienganh.net.vn/phan-biet-va-therefore/